"Cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô rất quan tâm và không khỏi lo lắng trước những tác động của dịch bệnh Covid – 19"

TNV - Đó là ý kiến phát biểu của ông Mạc Quốc Anh – Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hà Nội tại Hội nghị Bí thư Thành ủy Hà Nội với Doanh nghiệp thuộc Đảng bộ khối Doanh nghiệp TP Hà Nội, tổ chức ngày sáng 24/3. 

 Đồng chí Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị. 

Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có lãnh đạo Thành phố, các sở, ban, ngành, đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Trước tình hình nguy hiểm dịch bệnh Covid – 19 làm ảnh hưởng lớn đời sống của nhân dân và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và Thành phố Hà Nội, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.  Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thực hiện cuộc khảo sát nhanh và tổng hợp tình hình ảnh hưởng tác động của dịch Covid 19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Những thông tin diễn biến hiện nay của dịch bệnh đang khiến cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô rất quan tâm và không khỏi lo lắng trước những tác động của dịch bệnh, cùng những ảnh hưởng tiêu cực đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại và đầu tư trong nước.

Ghi nhận ý kiến từ phía các doanh nghiệp ở hầu hết mọi lĩnh vực và các ngành kinh tế trước những tác động của dịch bệnh: Đây là đại dịch của toàn cầu, diễn biến ngày càng phức tạp và nguy hiểm, gây tổn hại tới sức khỏe, tính mạng con người và đương nhiên sẽ kéo theo những tác động ảnh hưởng lớn về kinh tế.

 Ngành du lịch, dịch vụ Thủ đô ảnh hưởng nhiều nhất: Lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng mạnh nhất vì 03 thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm gần 40% lượng khách du lịch đến Hà Nội. Nếu dịch bệnh được kiểm soát trong quý I, các quý sau phấn đấu kích cầu để bù đắp cũng rất khó khăn.

 Ngành Sản xuất công nghiệp:  trong chuỗi giá trị bị ảnh hưởng trực tiếp khi 50% kim ngạch xuất khẩu, 30% kim ngạch nhập khẩu phụ thuộc vào 3 thị trường này Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật bản.Do đó sản xuất công nghiệp khả năng sẽ không có tăng trưởng.

 Nhóm hàng xuất khẩu: Có nguyên liệu đầu vào là hàng nhập khẩu từ các nước, trong đó có Trung Quốc và Hàn Quốc -  hai quốc gia đang là trung tâm dịch virus Corona lớn nhất trên thế giới. Đơn cử như ngành hàng đồ gia dụng, như Công ty CP Sunhouse cũng bị ảnh hưởng đến đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ mỗi tháng 2 contener nay cũng không hoàn thiện được sản phẩm để xuất khẩu vì thiếu linh kiện, phụ tùng phải nhập khẩu.

 Máy móc thiết bị, điện tử, điện thoại và phương tiện vận tải: Các mặt hàng công nghiệp phục vụ sản xuất cho các ngành này có nguồn nhập khẩu 25% từ Trung Quốc và 5,7% từ Hàn Quốc. Ước tính suy giảm của ngành này khoảng 20% với từng quý kéo dài dịch bệnh.

Doanh nghiệp càng nhỏ càng chịu tác động nghiêm trọng của khủng hoảng. Họ có xu hướng hoạt động dựa trên tỷ suất lợi nhuận mỏng và ít dự trữ tiền mặt. Với ít vốn các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó khăn về việc giải quyết có nên trả tiền thuê mặt bằng, công nhân hay hóa đơn từ chuỗi cung ứng của họ hay không?

Về phía khách hàng họ bị ảnh hưởng bởi đại dịch, họ trì hoãn các khoản thanh toán gốc và miễn các khoản phí, lệ phí trả trễ. Dịch bệnh lần này là một dạng rủi ro có hệ thống nên nó không chừa bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề nào, sau hàng không dịch vụ, du lịch nông nghiệp thiệt hại sẽ lan cả nền kinh tế.

Ông Mạc Quốc Anh nêu dẫn chứng, theo thông tin phản ánh từ các doanh nghiệp, nguyên liệu phục vụ sản xuất chỉ có thể duy trì nhịp độ đến hết quý I năm 2020. Sau thời điểm này không có nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp sẽ phải dừng hoặc giảm quy mô hoạt động. Đối với việc tìm nguồn nguyên liệu thay thế có những khó khăn nhất định:  Với 80% đơn hàng gia công hiện nay, 100% nguyên phụ liệu đều do khách hàng chỉ định nhà cung cấp nên doanh nghiệp Việt Nam không thể tự quyết khi nguồn cung thiếu hụt. Trong trường hợp các doanh nghiệp có thể chủ động những nơi cung ứng nguyên liệu mới như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Bangladesh, … thì thực tế không thay thế đơn giản vì giá thành cao hơn đầu tư vào từ Trung Quốc và mất thời gian đàm phán để bù đắp nguyên liệu, sức cạnh tranh sẽ không còn. 

 Cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô trao tặng Bí thư Thành ủy bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thay mặt cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô, ông Mạc Quốc Anh đưa ra đề xuất, kiến nghị:

Đối với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cho Doanh nghiệp; Đẩy mạnh đầu tư mở rộng sản xuất, đẩy mạnh đầu tư các cụm Công nghiệp để có quỹ đất mở rộng sản xuất kinh doanh; Hạn chế, giảm tần suất, số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra liên quan đến các doanh nghiệp trừ các trường hợp vi phạm; Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại đẩy mạnh nhu cầu mua sản phẩm; Giảm tiền thuê mặt bằng (giá thuê đất hàng năm giảm 50% cho 6 tháng đầu năm 2020), tiền điện, tiền nước, các loại phí, lệ phí khác liên quan đến doanh nghiệp; Cung cấp thông tin thị trường, dự báo kịp thời;

Đối với Chính phủ:Hoãn, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế thu nhập nghiệp còn 15% đến 17%;  Giảm thuế 50% thuế VAT, thuế đất đến hết quý II/2020;Giãn thời gian trả nợ Ngân hàng, khoanh nợ…Cụ thể, hỗ trợ thanh khoản, duy trì cho vay, miễn giảm lãi suất cho vay, khoản nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, đẩy nhanh quá trình và thời gian xem xét các đơn xin vay và giải ngân các khoản vay, miễn lãi quá hạn các khoản vay;Giảm, giãn, hoãn đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động;Lùi thời gian nộp thuế VAT đối với hàng nhập khẩu từ 120 ngày đến 180 ngày (thay vì hiện nay là nộp luôn); Tăng cường hỗ trợ nhanh các thủ tục thông quan hàng hóa đối với hàng xuất, hàng nhập;Cần bảo vệ được lòng tin của người dân và khẳng định sẽ kiểm soát được dịch bệnh để mọi thứ dần đi vào bình thường. Lúc đó mới hy vọng kinh tế bớt bị ảnh hưởng tiêu cực.

Văn Quảng

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam