Dymaxion Car 1933 - Chiếc xe ra đời cách đây gần 90 năm với ước mơ chinh phục đủ đất, nước, và trời

Ô tô - Xe máy, Công nghệ | 18:34:56 14/07/2020

Dymaxion Car 1933 là một phương tiện đi trước thời đại, và cho thấy trí tưởng tượng của con người phong phú tới bao nhiêu.

Một trong những giấc mơ lâu đời nhất của con người đó là có thể chinh phục mặt đất, mặt nước và bầu trời đồng lúc với chỉ bằng một phương tiện. Tới ngày hôm nay, giấc mơ này vẫn chưa thể thực hiện, nhưng không phải là vì chúng ta ngại thử nghiệm.

Vào đầu thế kỷ trước, các nhà phát minh đã điên đầu để tạo nên một phương tiện kỳ diệu mà sẽ giúp con người vừa bay cao trên không, vừa di chuyển được trên đất liền và trên mặt nước. Trong đó, không ai đạt tới gần mục tiêu bằng nhà phát minh người Mỹ Buckminster Fuller và chiếc xe Dymaxion của ông ấy.

Fuller tin rằng cuộc sống sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều nếu có thể loại bỏ tất cả rào cản quanh việc di chuyển. Nói một cách dễ hiểu hơn, công nghệ nên được sử dụng vì lợi ích của con người, để tạo nên một phương tiện có thể hoạt động tốt trên đất, nước, và trong không trung. Dù là một ngươi mơ mộng chính hiệu, ông ấy vẫn có nhận thức đầy đủ về thử thách để tạo nên một phương tiện phi thường như thế, vậy nên ông ấy đã lựa chọn tiếp cận vấn đề theo từng bước.

Gọi ý tưởng của mình là 4D Transport hoặc Omni-Medium Transport, ông ấy đã tạo nên một phương tiện mà sau này được gọi là Dymaxion, một cái tên đại diện cho 3 từ “Dynamism”, “Maximum” và “Tension”. Nó là một phương tiện có động cơ đặt phía sau, bẻ lái bánh sau, dẫn động bánh trước, hình dáng như máy bay mà theo lý thuyết là sẽ có thể sử dụng để cất cánh như máy bay thông thường.

Trước khi khái niệm chuyên cơ tồn tại, Fuller đã tưởng tượng một chiếc xe mà sẽ hoạt động giống như vậy. Ông ấy đã nhìn ngắm những con chim và tưởng tượng một phương tiện mà sẽ có thể đi trên đường, và rồi trong chớp mắt có thể cất cánh và quay trở lại đường giao thông khi cần. Tại một giai đoạn sau này, ông ấy còn khiến Dymaxion có thể nổi và lái trên nước nữa.

Fuller không bao giờ muốn Dymaxion chỉ là một chiếc xe ô tô phổ thông, tuy nhiên ông ấy có dự đoán cách gọi của truyền thông vậy nên đã đăng ký nó là ô tô. Thay vì thế, ông ấy coi nó là một phương tiện “taxi chuyển tiếp mặt đất” mà sẽ được trang bị thêm để bay, hạ cánh và nổi vào một ngày nào đó.

Nguyên mẫu đầu tiên của Dymaxion đã được hé lộ tại World’s Fair 1933-1934 ở Chicago, và như mong đợi, nó đã thu hút nhiều sự chú ý. Nó là một phương tiện dài 6,1 mét, có thể chở 11 hành khách, chạy bằng 3 bánh và có thể quay đầu 90 độ một cách gọn gàng nhờ bánh sau. Nó cũng rất nhanh và tiết kiệm nhiên liệu khi chính Fuller khẳng định tốc độ tối đa là 206 km/h và chỉ tiêu thụ 6,5 lít/100 km.

Video Dymaxion Car 1933

Dymaxion có trang bị một động cơ V8 kèm hộp số đều từ của Ford, và mang một thân vỏ khí động học, trọng lượng rất nhẹ làm từ nhôm. Kiến trúc sư hàng hải Starling Burgess đã giúp thiết kế nên chiếc xe, và sự ảnh hưởng của lĩnh vực hàng hải còn được thể hiện khắp nội thất.

Prototype One đã bị hủy hoại trong cùng năm đó, tại cùng sự kiện, khi một chiếc xe khác đâm vào nó ở tốc độ 112 km/h và giết chết người lái. Bởi Fuller từng nói đến vấn đề bẻ lái và tính cân bằng nghèo nàn của xe ở trước sự kiện, giới truyền thông đã bỏ qua sự liên quan của chiếc xe thứ hai và chỉ đăng tin về việc Dymaxion Prototype One bị lật do cấu trúc chế tạo kém. Một cuộc điều tra sau này đã loại bỏ mọi vấn đề cho rằng Dymaxion là nguyên nhân dẫn tới va chạm.

Vào lúc đó, Fuller và Burgess đã đảm bảo số tiền quyên góp 5.000 USD từ một nhà môi giới chứng khoán và họ dùng số tiền này để chế tạo Prototype Two và Three. Prototype Two là chiếc duy nhất còn sống sót tới ngày nay và đang được trưng bày tại Viện bảo tàng Ô tô Quốc gia Mỹ ở Reno, Nevada. Prototype One đã bị hư hỏng nặng nề vì tai nạn nhưng rồi được phục chế bởi chính Fuller, và mất tích về sau này. Prototype Three đã bị tháo rời làm phế liệu trong thập niên 1950.

Cả ba chiếc xe đã đi khắp nước Mỹ để quảng cáo đủ mọi thứ, bao gồm nhiên liệu phản lực. Ví dụ, chiếc thứ ba được tin là đã chạy hơn 480.000 km trước khi nó biến mất khỏi cuộc đời.

Bởi vì thế, chúng đã trở thành chủ đề nóng với các nhà sản xuất xe thời đó. Walter Chrysler, Henry Ford và Henry Kaiser đều tỏ hứng thú đầu tư vào Dymaxion, cho dù Fuller từng nói rằng bản xe nguyên mẫu không thể nào đưa vào sản xuất hàng loạt mà không được nâng cấp đáng kể. Sự thực rằng nó không thể lái trước gió mạnh và vấn đề bẻ lái của nó sẽ không cho phép làm thế. Dù vậy, Chrysler vẫn nghĩ rằng Fuller đang tạo nên một phương tiện cách mạng mà sẽ khiến tất cả những chiếc xe ô tô khác thành vô dụng.

Fuller không hề chấp nhận một lời đề nghị nào từ những công ty lớn, và quyết định giải thể công ty mà ông ấy đã thành lập để chế tạo Dymaxion.

Video lái thử Dymaxion Car 1933

Ngoài chiếc Prototype Two, trên đời còn có hai bản sao Dymaxion nữa. Một là Foster Dymaxion Replica dựa trên Prototype Two được chế tạo bởi kiến trúc sư Norman Foster. Hai là Lane Dymaxion Replica được ủy quyền bởi Lane Motor Museum ở Nashville, Tennessee, dựa trên những thông số được công bố năm xưa. Các nhà báo ô tô có cơ hội lái thử bản sao thứ hai đã bác bỏ lời tuyên bố của Fuller rằng chiếc Dymaxion thật có thể đạt tốc độ 193 km/h khi bản sao đã lắc lư như muốn lật ở tốc độ dưới 64 km/h mỗi lúc chuyển hướng.

Nói một cách khác, Dymaxion của Fuller không hề mang tính cách mạng như ông ấy mong đợi. Tuy nhiên, nó vẫn giữ một vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô vì dám suy nghĩ đột phá và mang tới một giải pháp khả thi cho khát vọng bấy lâu của con người.

Duy Thành

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam