Những điều lưu ý khi dùng kính áp tròng

Sức khỏe, Tư vấn | 15:31:00 05/08/2019

TNV - Kính áp tròng là loại thấu kính mỏng làm từ chất dẻo được đặt trực tiếp lên bề mặt con ngươi của mắt để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ hay chữa bệnh, đặc biệt là để điều chỉnh các tật khúc xạ. Do sử dụng không đúng cách nên gây nhiễm trùng, đặc biệt là tình trạng viêm giác mạc.

1. Đôi nét về kính áp tròng

Kính áp tròng (Contact lens) ra đời từ ý tưởng của danh họa Leonardo da Vinci, một trong những con người toàn tài nhất trên thế giới xưa và nay từ những năm đầu thế kỷ thứ 16. Sang thập niên 30 ở thế kỷ trước, kính được làm bằng nhựa plastic cùng với thủy tinh và được xem là phát minh điểm nhấn của nhân loại trong lĩnh vực y học. Hiện nay trên thế giới có khoảng 140 triệu người sử dụng kính áp tròng. Đây là loại kính nhỏ, có đường kính bằng mắt của con người, không phải đeo mà gắn trong mắt, chính xác hơn là tồn tại trong tuyến lệ,  giúp chữa trị các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị hay lão thị... Kính áp tròng không chỉ để điều trị tật khúc xạ mà còn có thể thay đổi màu mắt, hay đáp ứng cho nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp cho con người.

Lợi thế của việc dùng kính áp tròng là không bị nhòe khi trời mưa, không gặp hiệu ứng hình to hoặc nhỏ như kính thuốc, không làm giảm vẻ đẹp tự nhiên của khuôn mặt, thậm chí còn làm tăng hấp dẫn cho đôi mắt, không tạo cảm giác nặng trĩu lên sống mũi, không bị hạn chế về góc nhìn, nhưng nhược điểm lại dễ bị tuột khỏi mắt, nhất là khi hoạt động mạnh, như khi chơi thể thao chẳng hạn.

2. Bốn dạng nhiễm trùng khi dùng kính áp tròng

- Vi khuẩn: Gồm Staphylococcus Aureus (như MRSA) và Pseudmonas aerugenosa, có thể lây nhiễm từ kính áp tròng sang mắt. Nhóm vi khuẩn này lây lan từ da hoặc nước khi không giữ vệ sinh đúng cách. Nhiễm trùng vi khuẩn có thể điều trị bằng kháng sinh, như dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Rủi ro nhiễm khuẩn có thể do dùng kính qua đêm, sử dụng kính áp tròng để trị cận thị, không rửa sạch kính hoặc bảo quản và dùng nước lã để rửa hoặc dùng chung kính với người khác.

- Ký sinh trùng: Thủ phạm là loại ký sinh trùng rất hiếm gặp có tên Acanthamoeba keratitis, hay Ameba, sinh vật đơn bào, thậm chí nặng có thể dẫn đến mất thị lực, mù lòa. Tại Mỹ có tới 85% số người dùng kính áp trong bị nhiễm trùng Acanthamoeba ở các mức độ khác nhau, Dạng nhiễm trùng này xảy ra do dùng nước máy để rửa kính. Để hạn chế, kính nên được rửa sạch và bảo quản trong dung dịch khuyến cáo riêng, không nên dùng nước vòi, nước bể… Ngoài ra khi tắm trong nước nóng, bơi trong bể tắm công cộng cũng dễ nhiễm trùng, gây tổn thương mắt. Khi bị bệnh nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

- Vi-rút:  Vi-rút Herpes miệng (lở loét miệng HSV-1) có thể lây lan sang cho mắt. Nếu tay bẩn không nên chạm vào mắt, vào kính nhất là khi đang có các vết loét hoặc vết rộp herpes quanh miệng hoặc ở những nơi khác trên cơ thể.

- Nấm:  Nguy cơ viêm giác mạc do nấm được xem là rất tiềm ẩn đối với người dùng kính áp tròng. Nó có thể xảy ra sau khi chấn thương do các vết xước do cây cối, que nhọn đâm vào mắt. Chỉ cần tay không sạch, do cọ xát làm trầy xước mắt sẽ gây đau mắt, nhiễm nấm và nhiễm trùng. Nếu điều trị không kịp thời sẽ khiến nhiễm trùng nặng, khó phục hồi mắt.  Những người có hệ miễn dịch hay các bệnh về mắt thì nguy cơ nhiễm nấm càng cao.  Năm 2006 có một đợt gây viêm giác mạc Fusarium, thủ phạm là do dịch bảo quản thấu kính áp tròng kém chất lượng, sau đó sản phẩm đã bị thu hồi. Ngoài ra còn có các loại nhiễm nấm  khác như nấm Aspergillus và Candida. Phần lớn nhiễm vi-rút kính áp trong là do dịch rửa và bảo quản kinh gây ra, vì vậy không tự ý dùng nước muối hoặc dịch rửa không đảm bảo để rửa hoặc bảo quản kính.

3. Các dấu hiệu cảnh báo viêm giác mạc khi dùng kính áp tròng

Rất đa dạng như mờ hoặc mất thị lực, đỏ mắt, đau mắt hoặc xung quanh mắt, ngay cả sau khi đã tháo kính, đau khi nhìn vào ánh sáng (độ nhạy sáng), rỉ mắt hoặc nước mắt bài tiết liên tục, có cảm giác cồm cộm trong mắt. Nếu có các triệu chứng này nên đi khám bác sĩ ngay.

Để hạn chế mắc bệnh do kính áp tròng gây ra, Cơ quan Quản lý thực- dược phẩm Mỹ (FDA)  khuyến cáo khi dùng kính áp tròng nhất thiết phải qua đơn của bác sĩ. Trước khi kê đơn dùng kính bác sĩ sẽ kiểm tra số đo mắt và kê đơn đúng kính thước, kể cả cho mục đích thẩm mỹ. FDA khuyến cáo đây không phải là mỹ phẩm, hay "một kích thước phù hợp cho tất cả", vì vậy nên tư vấn bác sĩ cẩn thận, kể cả mua dùng cho làm đẹp như các loại kính áp trong đa màu dùng cho các dịp lễ hội.

4. Sử dụng an toàn kính áp tròng

Ngay cả khi dùng hợp pháp, nhiễm trùng vẫn xảy ra. Để hạn chế các nguy cơ này, nên tuân thủ các quy tắc cơ bản sau:

- Nếu đau, đỏ, hoặc kích thích mắt nên tháo bỏ ngay kính áp tròng.

- Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước trước khi thay kính.

- Kính áp tròng phải giữ sạch và đựng trong hộp có chứa dịch bảo quản thích hợp.
- Không sử dụng nước lã (nước vòi) để rửa kính hoặc hộp đựng kính.

- Không nên pha loãng  dịch bảo quản kính với nước lã.

- Không nên dùng nước vòi để bảo quản kính.

- Tránh tắm vòi sen, bơi lội, hoặc tăm trong bồn nước nóng khi đang đeo kính trừ khi có ý kiến của bác sĩ.

- Không đeo kính áp qua đêm trừ khi được phép.

- Không dùng chung kính với người khác.

- Theo dõi mắt thường xuyên khi có sự cố và nên đi khám bác sĩ để có giải pháp khắc phục ngay.

KN

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam