Quảng Ninh: Phấn đấu hết năm 2019 không còn hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách người có công với cách mạng

Thời sự, Xã hội | 21:08:00 19/10/2019

 TNV - Tổ chức đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, đào tạo nghề gắn với các làng nghề, vùng chuyên canh, xây dựng nông thôn mới và các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nhân lực nông nhàn, nguyên liệu sẵn có địa phương. Chỉ tổ chức dạy nghề cho LĐNT khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề; bảo đảm các nghề nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp; các nghề phi nông nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ, quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí làm việc của doanh nghiệp. Phấn đấu đến hết năm 2019 không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công với cách mạng.

Triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), trong năm 2019, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 202/2019/NQ - HĐND ngày 30/7/2019 về việc nâng mức tiêu chí về thu nhập đối với chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình trên địa bàn các thành phố: Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả; tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 09/8/2019 về việc rà soát hộ nghèo, cận nghèo cuối năm 2019; và ban hành Hướng dẫn số 1791/HD-SLĐTBXH ngày 12/8/2019 về việc thực hiện Nghị quyết số 202/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Hơn 90% lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề

Đồng thời, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo giao chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo năm 2019 cho các huyện, thị xã, thành phố; trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 572/QĐ-UBND ngày 13/02/2019 v/v quyết định phân bổ vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2019; Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo với kinh phí 7.698 triệu đồng; phối hợp với Sở Tài chính trình UBND tỉnh ban hành Quyết định 2121/QĐ-UBND ngày 27/5/2019 v/v phân bổ 6.000 triệu đồng kinh phí nhân rộng mô hình giảm nghèo, truyền thông, nâng cao năng lực cán bộ, kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình giảm nghèo, dự toán ngân sách tỉnh năm 2019.

Ngày 16/10/2019 vừa qua, anh Hoàng Văn Hải (Phó Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ninh)
và Đoàn công tác  của Tỉnh đoàn đã trao 25 con trâu sinh sản cho 25 hộ gia đình thanh niên
nghèo 
có khả năng lao động, có nhu cầu tham gia nhân rộng mô hình tại huyện Hoành Bồ
và Đầm Hà. Tạo điều kiện cho các hộ thanh niên nghèo có việc làm tại chỗ,
cải thiện thu nhập để thoát nghèo. Ảnh: TĐ.

Tính đến hết tháng 9/2019,14/14 huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoạch của địa phương để tổ chức các hoạt động hỗ trợ lao động nông thôn đào tạo nghề năm 2019; 04/04 thành phố đã làm thủ tục trình HĐND cùng cấp phê duyệt kinh phí triển khai Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 30/01/2019 của UBND tỉnh về đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Kết quả: Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề là 2.296 người đạt tỷ lệ 91,11% so với kế hoạch năm (2.520 người), trong đó đào tạo nghề nông nghiệp 865 người đạt 130,072% so với kế hoạch năm (665 người), đào tạo nghề phi nông nghiệp 1.431 người đạt 77,4% so với kế hoạch năm (1.855 người).Ước 9 tháng đầu năm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm 0,35% (đạt 87,5% kế hoạch giao); dự kiến đến cuối năm 2019 đạt 100%  kế hoạch đề ra.

Về việc phân bổ vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu thực hiện Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, kinh phí 7.698 triệu đồng đối với 06 dự án: (1) Đường nội đồng thôn Voòng Tre, xã Đài Xuyên. (2) Rãnh thoát nước khu Trung tâm xã Bình Dân. (3) Kè chống sạt lở đường Trung tâm xã Vạn Yên. (4) Cống rãnh 2 bên đường khu Tái định cư xã Bản Sen. (5) Sửa chữa nâng cấp tuyến đường thôn Cống Tây xã Thắng Lợi. (6) Đường dân sinh thôn Bình Minh. Đến tháng 9/2019, các dự án đã thực hiện xong phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Đối với gói thầu xây lắp (kinh phí dưới 1.000 triệu đồng) thực hiện chỉ định thầu và giải ngân trước 30/9/2019 (đạt 40% kinh phí), đối với các gói thầu còn lại thực hiện giải ngân trong tháng 10/2019.

Kinh phí phê duyệt thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 năm 2019 cho các địa phương, đơn vị: Thị xã Quảng Yên, huyện Hải Hà, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Tỉnh Đoàn, Chi Cục phát triển nông thôn là 4.036,8 triệu đồng với 06 mô hình hỗ trợ 273 hộ hộ nghèo, cận nghèo tham gia.

Đến nay, các địa phương và đơn vị đăng ký thực hiện mô hình đã thực hiện giải ngân 3.229,4 triệu đồng (đạt 85 % kinh phí), đối với 15% kinh phí kiểm tra và giám sát thực hiện mô hình dự kiến giải ngân trong quý IV/2019.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến Chương trình giảm nghèo của tỉnh

Theo báo cáo của Sở Lao động TBXH tỉnh Quảng Ninh, đến tháng 7/2019, tổng số hộ nghèo có thành viên là đối tượng người có công trên địa bàn tỉnh còn 46 hộ, giảm 08 hộ so với điều tra cuối năm 2018. Trong đó: có 06 huyện, thị xã, thành phố không có hộ gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo là huyện Cô Tô, thị xã Quảng Yên, thành phố Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả.

Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh đã trích 460 triệu đồng hỗ trợ cho 46 hộ gia đình chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở các địa phương: Đông Triều, Ba Chẽ. Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Vân Đồn, Tiên Yên và Hoành Bồ để làm vốn, mua giống, công cụ sản xuất, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa (mức 10 triệu đồng/hộ)...

Huyện Tiên Yên mở lớp dạy nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm cho 20 học viên đồng bào dân tộc
thiểu số xã Đại Dực trong tháng 5/2019. Ảnh: A-Hùng.

Bên cạnh ưu điểm, báo cáo cũng chỉ ra những nguyên nhân, hạn chế: (1) Đó là, vùng nông thôn, miền núi số lượng doanh nghiệp ít, ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động sau đào tạo. Đa phần người dân ở vùng dân tộc, vùng khó khăn không muốn làm việc xa nhà; (2) Mức phụ cấp cho giáo viên giảng dạy ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn theo Quyết định 1956 là 0,2 mức lương tối thiểu không phù hợp với thực tiễn triển khai, do điều kiện đi lại của giáo viên ở các vùng này có chi phí cao trong khi hỗ trợ thấp khoảng trên 200.000 đồng/tháng không đủ chi phí cho giáo viên và người dạy nghề đi lại, chưa khuyến khích được nhà giáo và các cơ sở GDNN nhiệt tỉnh tham gia đào tạo và giảng dạy; (3) Một bộ phận lao động nông thôn chưa thực sự cố gắng vươn lên, nhất là ở vùng dân tộc, vùng kinh tế khó khăn, còn tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào sự hỗ trợ của nhà nước; (4) Tình trạng học viên ngại học, bỏ học đối với các lớp ở vùng dân tộc, vùng miền núi gây nhiều khó khăn trong việc duy trì, tổ chức lớp học của cơ sở đào tạo; (5) Tỷ lệ hộ nghèo những năm đầu giai đoạn đã giảm vượt so với kế hoạch, năm 2019 là năm cuối giai đoạn, nên việc giao chỉ tiêu giảm nghèo cho các huyện, thị xã, thành phố gặp khó khăn (số hộ còn lại phần lớn là không thể thoát nghèo); (6) Yếu tố dịch bệnh (dịch tả lợn châu phi) đã tác động đến mức thu nhập, kinh tế của một bộ phận hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến Chương trình giảm nghèo của tỉnh...

Chỉ tổ chức dạy nghề cho LĐNT khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập

Bên cạnh các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo điều hành và tuyên truyền trong quý IV/2019, báo cáo cũng đề xuất tới giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

 Bà con huyện Tiên Yên áp dụng kỹ thuật canh tác mới vào trồng trọt. Ảnh: A-Hùng.

Theo đó, tổ chức đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, đào tạo nghề gắn với các làng nghề, vùng chuyên canh, xây dựng nông thôn mới và các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nhân lực nông nhàn, nguyên liệu sẵn có của các địa phương. Chỉ tổ chức dạy nghề cho LĐNT khi xác định được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề; bảo đảm các nghề nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch sản xuất nông nghiệp; các nghề phi nông nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ, quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp, nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí làm việc của doanh nghiệp.

Ngoài ra, phối hợp các Sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát tại các địa phương được phân công đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn kinh phí các hoạt động, dự án theo Quyết định 2121/QĐ-UBND ngày 27/5/2019 về việc phân bổ kinh phí nhân rộng mô hình giảm nghèo, truyền thông, nâng cao năng lực cán bộ, kiểm tra, giám sát, đánh giá chương trình giảm nghèo, dự toán ngân sách tỉnh năm 2019; đặc biệt là dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê số lượng hộ gia đình nghèo có khó khăn về nhà ở tại các huyện ven biển, báo cáo Bộ Xây dựng xem xét nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khu vực ven biển.

Mô hình nuôi trâu bò, hỗ trợ cho 34 hộ nghèo và cận nghèo do Chi Cục phát triển nông thôn
thực hiện. Ảnh: SNN.

Đồng thời, xây dựng kế hoạch cụ thể để vận động các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục nhận hỗ trợ hoặc nhận đỡ đầu hộ gia đình có công với cách mạng cải thiện điều kiện sống và thoát nghèo bền vững. Phấn đấu đến hết năm 2019 không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công với cách mạng.

 Phạm Quỳnh 

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam