Toạ đàm khoa học “Hiệp định CPTPP: Triển vọng mới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”: Cập nhật, thiết thực và thực tiễn.

Giáo dục | 15:49:00 02/10/2021

TNV - Ngày 01/10, Toạ đàm khoa học: “Hiệp định CPTPP: Triển vọng mới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” do Bộ môn Thương mại quốc tế - Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương tổ chức đã diễn ra thành công. Toạ đàm đã thu hút được nhiều khách mời tham dự là các chuyên gia, giảng viên và các học viên, sinh viên của trường.

     

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam.

Kể từ khi gia nhập hiệp định đến nay, trong hai năm nay, nhiều cam kết của CPTPP đã được triển khai trên thực tế, những kết quả đầu tiên cũng đã được phản ánh thông qua các số liệu thống kê vĩ mô về thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các đối tác CPTPP, và các dữ liệu về công tác cải cách thể chế thực thi cam kết CPTPP ở Việt Nam. CPTPP được dự báo sẽ tạo ra những tác động tích cực cả về kinh tế và thể chế cho Việt Nam. Đồng thời, với những cam kết tiêu chuẩn cao so với thế giới trong nhiều khía cạnh quy tắc, CPTPP đặt ra những thách thức đáng kể đối với Việt Nam trong quá trình thực thi Hiệp định. Bên cạnh đó sự mong muốn tham gia của các quốc gia trong thời gian gần đây cũng là những vấn đề mà Việt Nam cần quan tâm. Do đó, toạ đàm khoa học: “Hiệp định CPTPP: Triển vọng mới và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” được đánh giá là cập nhật, thực tiễn với xu hướng và mang tính thời sự. 

Toạ đàm có sự tham gia của các chuyên gia, diễn giả đầu ngành như ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương; TS Hoàng Huệ Anh, Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam; TS Phạm Sỹ Thành, giám đốc Chương trình nghiên cứu chiến lược Mekong - Trung Quốc (MCSS), Học viện Nông nghiệp Việt Nam; GS Nguyễn Quốc Hùng, Đại học công lập Hyogo, Nhật Bản, PGS, TS Đào Ngọc Tiến – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương. 

Thay mặt lãnh đạo nhà trường, PGS. TS Đào Ngọc Tiến, Phó hiệu trưởng nhà trường đã khẳng định tầm quan trọng của việc trao đổi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nhằm củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn cho người tham dự về hiệp định CPTPP, cũng như các vấn đề mang tính thời sự gần đây.

PGS, TS Đào Ngọc Tiến – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương.

Tại toà đàm, nhiều vấn đề đã được đưa ra như “Đánh giá về quá trình thực hiện CPTPP của Việt Nam”; “Thái độ của các nước thành viên CPTPP khi có sự xin gia nhập của các quốc gia mới”; “Sự chuẩn bị của Việt Nam khi CPTPP có thể có thêm các thành viên mới”. Các diễn giả đã chia sẻ những quan điểm, bình luận để người nghe có thể có những góc nhìn đa chiều về những vấn đề này.

Ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ CSTM Đa biên – Bộ Công Thương.

TS Phạm Sỹ Thành – Giám đốc Chương trình MCSS – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

TS Hoàng Huệ Anh, Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

GS Nguyễn Quốc Hùng, Đại học công lập Hyogo, Nhật Bản.

PGS, TS Bùi Thị Lý – Viện trưởng Viện KT và KDQT chia sẻ và trao đổi tại toạ đàm

 Các khách mời tham dự đều đánh giá tích cực những bài chia sẻ của các diễn giả và đã trao đổi sôi nổi về những vấn đề đang được quan tâm về Hiệp định CPTPP.

Bế mạc toạ đàm ban tổ chức chương trình đã nhận được những đánh giá tích cực về nội dung và hình thức tổ chức, dù tổ chức theo hình thức online kết hợp offline nhưng vẫn đem lại hiệu quả cho toàn thể người tham dự.

                                                                                                HÀ DUNG

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam