Tọa đàm về một số nội dung trọng Dự thảo luật phòng, chống tác hại của rượu, bia

Business | 09:00:00 07/03/2019

Ngày 06/03 tại Hà Nội, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan tổ chức Tọa đàm về một số nội dung trong dự thảo “Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia”.

Tham dự Tọa đàm có các đại biểu đại diện các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, các chuyên gia kinh tế, pháp luật, đại diện các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rượu, bia và các cơ quan thông tấn, báo chí.

Mở đầu tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) chia sẻ: Tọa đàm diễn ra với mục đích trao đổi và tham vấn ý kiến của các cơ quan, doanh nghiệp và các chuyên gia về một số nội dung trong dự án luật để góp phần hoàn thiện dự thảo luật theo hướng tích cực, khả thi nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng; lợi ích kinh tế của nhà nước và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Ông cũng đề cập đến một số nội dung chính trong dự án Luật được đề cập tới trong Tọa đàm gồm một số vấn đề như: Về các quy định cấm, hạn chế quảng cáo, khuyến mại, tài trợ đối với rượu, bia; Quy định cấm bán rượu, bia từ 15 độ cồn trở lên trên Internet và Về các quy định quản lý rượu thủ công, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Về hoạt động quảng cáo ông đề nghị sửa đổi quy định “cấm quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ cồn trên báo hình, báo nói trong thời gian từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày” tại Điểm c Khoản 3 Điều 11 và “hạn chế các phương tiện quảng cáo đặt ngoài trời trong bán kính 500m tính từ cổng của cơ sở giáo dục, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi” tại Điểm d Khoản 3 Điều 11 của Dự thảo. Ông cho rằng quảng cáo không phải là để tăng mức tiêu thụ mà là thông qua quảng cáo người tiêu dùng sẽ tiếp cận được tất cả thông tin về doanh nghiệp/ sản phẩm đúng theo quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng tại Khoản 2 Điều 8và Khoản 3 Điều 8…

Bên cạnh đó, kinh nghiệm tại các quốc gia trên thế giới cho thấy việc cấm quảng cáo sẽ không có hiệu quả đối với một nhóm thiểu số những cá nhân có hành vi lạm dụng đồ uống có cồn. Số liệu thống kê và kinh nghiệm ở các nước khác cho thấy việc cấm quảng cáo đồ uống có cồn thực tế không có tác động đến lượng tiêu thụ các sản phẩm này

Ông có đề nghị xem xét bỏ quy định “bán rượu bia từ 15 độ cồn trở lên trên mạng Internet”. Ông chia sẻ: Kinh nghiệm từ các quốc gia cho phép bán đồ uống có cồn trên Internet đã cho thấy việc cho phép bán rượu, bia qua Internet giúp cải thiện tính minh bạch và hỗ trợ công tác thu thuế khi việc thanh toán được thực hiện bằng thẻ ngân hàng hoặc chuyển khoản, và từ đó, góp phần nâng cao tính minh bạch của hệ thống thuế.

Về các quy định quản lý rượu thủ công, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ theo ông Luật cần có những quy định cụ thể, khả thi phù hợp với thực tế hiện nay và Nhà nước và các cơ quan chức năng cần thắt chặt quản lý, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật đã ban hành để kiểm soát lượng rượu không nhãn mác này.

Tham dự Tọa đàm còn có TS Nguyễn Anh Sơn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công Thương cho biết: Tại Việt Nam, rượu, bia là hai sản phẩm đồ uống có chứa cồn phổ biến, chiếm khoảng 99,7% thị phần, 0,3% còn lại là đồ uống có cồn khác được sản xuất, nhập khẩu hoặc nước giải khát pha chế thêm rượu, bia. Ngành rượu, bia nộp cho ngân sách khoảng 50.000 tỷ đồng mỗi năm (bao gồm cả nước giải khát thông thường) và tạo việc làm cho khoảng 220.000 lao động trực tiếp và gián tiếp, có sự kết nối với các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ khác.

Ông cũng đồng tình với ý kiến của PGS.TS Nguyễn Văn Việt về việc đề nghị xem xét bỏ quy định “bán rượu bia từ 15 độ cồn trở lên trên mạng Internet”. Ông cho rằng trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay nên áp dụng kinh doanh thương mại điện tử. Vì như vậy người tiêu dùng sẽ nhận biết được sản phẩm chất lượng và chưa chất lượng. Từ đó hạn chế được tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cũng tại Tọa đàm lần này, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế có đề cập đến vấn đề: Trong dự thảo Luật phòng chống tác hại của Rượu, bia (lần V), cơ quan soạn thảo đề xuất các biện pháp kiểm soát trong khuyến mại, quảng cáo, tài trợ rượu, bia thể hiện tại các Điều 5,10, 11, 12 và 13. Hiện quy định về kiểm soát quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu bia đang còn nhiều ý kiến tranh luận.

T.H

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam