Vai trò của trường đoàn Lý Tự Trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ đoàn, hội, đội trong bối cảnh hiện nay

Lý luận trẻ | 15:55:00 23/03/2023

TNV - Trường Đoàn Lý Tự Trọng thuộc Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh mang trên mình một sứ mệnh quan trọng, đó là tên người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên, người chiến sĩ cộng sản anh Lý Tự Trọng “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, chứ không thể là con đường nào khác” đó là lời nói đanh thép, bất hủ của anh về sứ mệnh của thanh niên, dù trong chiến tranh khói lửa hay trong giai đoạn hiện nay khi thanh niên đang xây dựng cho mình ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Một sứ mệnh quan trọng nữa của Trường đoàn Lý Tự Trọng, là Trường Huấn luyện cán bộ thanh niên. Ngày 26/3/1973, tiền thân Trường đoàn Lý Tự Trọng hôm nay được các đồng chí lãnh đạo Thành ủy và Thành Đoàn quyết định thành lập, với mục đích cao cả trường Huấn luyện cán bộ thanh niên. Địa điểm ban đầu của trường là vùng căn cứ của Thành Đoàn tại Củ Chi, bên bờ Đông sông Sài Gòn. Hiện nay Trường đoàn đặt tại số 3 đường Dân Chủ, phường Bình Thọ, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ thực hiện chức năng huấn luyện cán bộ thanh niên mà còn gánh thêm nhiệm vụ huấn luyện cán bộ làm công tác thiếu nhi. Trường Đoàn được thành lập trong khói lửa chiến tranh, bởi trước khi quyết định thành lập chính thức một Trường Đoàn như hiện thời thì từ cuối những năm 1960, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, đồng chí Trần Quang Cơ cùng với các đồng chí Hồ Hảo Hớn, Lê Minh Châu thì công tác cán bộ đã được quan tâm qua việc trực tiếp mở các lớp huấn luyện Rừng Xanh, Rừng Già ở Củ Chi nhằm trang bị nhận thức chính trị, tư tưởng để cung cấp cán bộ cho phong trào thanh niên thành phố. Lớp huấn luyện này là tiền thân của việc xây dựng quy mô căn cứ Thành Đoàn sau này và là tiền đề của sự ra đời trường Huấn luyện cán bộ Thanh niên - Trường Đoàn Lý Tự Trọng ngày nay. Như thế là, Trường Đoàn đã luôn thực hiện sứ mệnh cao cả là huấn luyện cán bộ thanh niên để thực hiện công tác dân vận trong lực lượng thanh niên phục vụ sự nghiệp cách mạng vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc và phục vụ sự nghiệp cách mạng hiên nay. Qua đó càng khẳng định vai trò của Trường Đoàn Lý Tự Trọng không hề suy giảm, không hề lệch khỏi nhiệm vụ là Trường huấn luyện cán bộ thanh niên nói chung, cán bộ làm công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh nói riêng trong suốt hành trình 50 năm qua.

Cho đến ngày hôm nay thì tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một trong 6 thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thanh niên vẫn mãi là lực lượng nòng cốt trong xây dựng và bảo vệ đất nước, tổ chức Đoàn vẫn là cánh tay phải đắc lực của Đảng Cộng sản Việt Nam nên hơn bao giờ hết Trường Đoàn Lý Tự Trọng vẫn luôn đóng vai trò không thể thiếu trong đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ thanh niên để làm công tác tập hợp thanh niên, tổ chức phong trào cách mạng trong thanh niên hiện nay.

Thứ nhất, cán bộ Đoàn không tự nhiên mà có nếu không có sự đam mê, yêu phong trào thanh niên, yêu thanh niên và chấp nhận dấn thân vào các phong trào chung của thanh thiếu niên. Đội ngũ cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một bộ phận không thể thiếu của bất cứ tổ chức Đảng nào từ Trung ương tới địa phương; cán bộ Đoàn là người đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước vào lực lượng đoàn viên, thanh niên; là nhân tố quyết định chất lượng và hiệu quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên tại từng cơ sở Đoàn. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng 6 nội dung quan trọng trong đó có nội dung về vấn đề cán bộ trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết năm 1947 là: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc… Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa XI đã khẳng định tiếp tục trong kết luận số 07-KL/TWĐTN - BTC ngày 14 tháng 02 năm 2019 về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác cán bộ Đoàn giai đoạn 2019 - 2022 là: “Nâng cao chất lượng công tác cán bộ Đoàn là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục, lâu dài, có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển của tổ chức Đoàn”.

Chính vì lẽ đó, khi đã yêu tổ chức Đoàn rồi thì tình yêu với tổ chức Đoàn không có nghĩa là chỉ yêu bằng cảm tính, bằng hành động mà phải hiểu biết về tổ chức, phải nắm biết quy định của tổ chức, hoạt động của tổ chức vì mục đích gì, đối tượng thanh thiếu niên ra sao… Tất cả những điều đó phải được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn. Vai trò của Trường Đoàn nằm ở phân khúc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ thanh niên để đưa vào hoạt động trong tổ chức Đoàn và công tác thanh thiếu niên. Thực tế hiện nay, cán bộ Đoàn có một số lĩnh vực là một nghề, có một số lĩnh vực không phải là nghề, dù là nghề cán bộ Đoàn (chuyên trách), hay không phải là nghề (khối học sinh, sinh viên, cán bộ đoàn ở các chi đoàn, trong lực lượng vũ trang…) thì đội ngũ cán bộ đoàn nói chung phải luôn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng hoạt động để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác thanh niên mà Đảng, Nhà nước và tổ chức Đoàn cấp trên yêu cầu.

Thứ hai, Thành phố Hồ Chí Minh - nơi mà công tác Đoàn và phong trào thanh niên suốt những năm qua luôn đóng vai trò tạo mẫu, dẫn dắt phong trào chung cả nước càng thể hiện chất lượng của đội ngũ cán bộ Đoàn Thành phố. Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng là địa phương bổ sung lực lượng cán bộ dồi dào cho Trung ương Đoàn, các tỉnh Thành đoàn trong cả nước, cung cấp đội ngũ cán bộ cho Đảng, chính quyền Thành phố nói chung, vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ thanh niên là nhiệm vụ quan trọng của Trường đoàn Lý Tự Trọng, với tính chất đặc thù của mình và bề dày lịch sử, đội ngũ giáo viên đều trưởng thành từ hoạt động đoàn, có kinh nghiệm cả về lý luận và thực tiễn phong trào, Trường Đoàn đủ vai trò trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Thanh niên.

 Thứ ba, việc Trường Đoàn Lý Tự Trọng có vai tròđào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Thanh niên còn do nhiệm vụ chính trị mà Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh giao phó thể hiện trong quyết định 1233 về việc ban hành quy chế cán bộ Đoàn. Qua đó, tập hợp, đoàn kết thanh niên thực hiện yêu cầu xây dựng và phát triển thành phố Hồ Chí Minh, bổ sung nguồn cán bộ trẻ cho Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội của Thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Việc thực hiện tốt công tác không chỉ bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức; trang bị, bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ thanh niên mà còn là sự đảm bảo cho việc thực hiện chỉ đạo của Thành ủy. Bản thân đã tiếp cận đề tài khảo sát 504 cán bộ Đoàn 3 khu vực năm 2022 - “Khảo sát chất lượng cán bộ Đoàn cấp cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay” nhận thấy kết quả công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ đoàn cấp cơ sở do Trường Đoàn tổ chức đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm rất lớn:

 

Các chương trình bồi dưỡng, tập huấn dành cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở

Nhóm đối tượng

Tổng

KV TH

 

KV CNLĐ

KV ĐBDC

Chương trình bồi dưỡng, tập huấn do TW Đoàn tổ chức

Tần suất (n)

12

12

25

49

Tỷ lệ (%)

2.4%

2.4%

5.0%

9.7%

 

Chương trình bồi dưỡng, tập huấn do Thành Đoàn tổ chức

Tần suất (n)

17

16

39

72

Tỷ lệ (%)

3.4%

3.2%

7.7%

14.3%

Chương trình bồi dưỡng, tập huấn do Trường Đoàn tổ chức

Tần suất (n)

64

37

45

146

Tỷ lệ (%)

12.7%

7.3%

8.9%

29.0%

Chương trình bồi dưỡng, tập huấn do Đoàn cấp trên trực tiếp tổ chức

Tần suất (n)

43

44

41

128

Tỷ lệ (%)

8.5%

8.7%

8.1%

25.4%

Chương trình bồi dưỡng, tập huấn do đơn vị tổ chức

Tần suất (n)

80

61

75

216

Tỷ lệ (%)

15.9%

12.1%

14.9%

42.9%

Chưa bao giờ

Tần suất (n)

34

48

41

123

Tỷ lệ (%)

6.7%

9.5%

8.1%

24.4%

Kết quả cho thấy, đã có 84.2% cán bộ đoàn đã tham gia vào các chương trình bồi dưỡng, tập huấn do đơn vị chủ động tổ chức chiếm tỷ lệ cao nhất là 29.4%; kế đến là cán bộ đoàn chủ động tham gia hoặc được cử tham gia chương trình bồi dưỡng, tập huấn do Trường Đoàn tổ chức chiếm 19.9%. Do đó, để nâng cao chất lượng cán bộ đoàn nhiệm kỳ mới cần quan tâm hơn cả đến sự tham gia của Nhà trường trong bồi dưỡng, tập huấn bằng nhiều cách khác nhau.

          Thứ tư, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đặt ra nhiều thách thức đối với hoạt động Đoàn và công tác thanh niên, lúc này vai trò đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Thanh niên càng giữ nhiệm vụ quan trọng, bởi việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Thanh niên tại chỗ chính là nền tảng (trụ cột) đối với mỗi cán bộ Thanh niên cả về lý luận, thực tiễn, công tác giáo dục, hoạt động phong trào và kỹ năng tập hợp thanh niên để cán bộ Thanh niên vững vàng ứng phó trước những vấn đề thách thức trên không gian mạng. Ngay cả trong công tác Tuyên giáo của Đảng hiện nay, tuyên truyền miệng giữ vai trò then chốt trong việc tuyên truyền các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân vì những gì trên không gian mạng chưa hẳn là đúng, chưa hẳn là khách quan. Do đó, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ làm công tác thanh niên tại chỗ càng phải được quan tâm trong cuộc cách mạng công nghiệp số là như vậy.   

Để Trường đoàn Lý Tự Trọng thực hiện tốt vai trò của mình trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Thanh niên trong thời gian tới, trước tiên Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Thành đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với Trường đoàn Lý Tự Trọng từ cơ sở vật chất, chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường để cán bộ, giảng viên yên tâm thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Thanh niên của Thành phố nói riêng, cả nước nói chung. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như cử đi đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các lớp do Trường Đoàn Lý Tự Trọng tổ chức; hay đơn vị tự tổ chức; tham gia chương trình của Thành Đoàn …. Tuy nhiên cách nào thì cũng cần có sự tham gia của Trường Đoàn trong hỗ trợ giảng dạy; tham vấn nội dung, chương trình, hình thức, thời gian , gắn với tiêu chuẩn chức danh, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Kết thúc mỗi chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn có kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. Cùng với đó trước khi kết thúc nhiệm kỳ Đại hội, Trường Đoàn Lý Tự Trọng cần thực hiện khảo sát việc sử dụng cán bộ sau đào tạo để kịp thời điều chỉnh chương trình, lập phương án tuyển sinh cho phù hợp.

Cuối cùng, đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường đoàn Lý Tự Trọng không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, thường xuyên cập nhật, bổ sung những vấn đề mới, những đòi hỏi của thực tiễn công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu niên vào các bài giảng, chuyên đề… nhằm làm mới nội dung để thu hút học viên học tập.

Trong giai đoạn hiện nay, chất lượng tổ chức Đoàn và công tác thanh thiếu niên trên địa bàn Thành phố mạnh hay yếu có sự đóng góp không nhỏ từ công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Đoàn, Hội, Đội của Trường đoàn Lý Tự Trọng.  

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

  2. Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức

  3. Quyết định số 130-QĐ/TWĐTN-BTC ngày 25/10/2018 của BTV Trung ương Đoàn về việc ban hành Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội giai đoạn 2018 – 2022.

  4. Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề.

  5. Quyết định số 289-QĐ/TW ngày 08/2/2010 của Ban Bí thư về việc ban hành Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

  6. Quyết định số 1233-QĐ/TU ngày 26/6/2012 của Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh.

  7. Ths Nguyễn Ngọc - Ths Chu Thị Hiền, Trường đoàn Lý Tự Trọng

     

 

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam