"Trưởng khoa nhi" gia truyền

Thời sự, Xã hội | 19:29:00 28/09/2013

TNV - Là đại đội phó đại đội 6, tiểu đoàn 5, trung đoàn 165 thuộc quân đoàn 4 trực tiếp cùng đồng đội chiến đấu tại chiến trường Đồng Xoài, Phước Vĩnh tỉnh Bình Phước và khu vực tỉnh Bình Dương. Trong trận đánh Ấp Thái Hưng thuộc tỉnh Đồng Nai năm 1973, Chuẩn úy - Đại đội phó Lê Xuân Sáng bị thương nặng bởi nhỉều mảnh đạn pháo găm vào hàm trái, mắt trái, gò má trái, trán phải và đùi phải, nhưng chính tinh thần dũng cảm chiến đấu của anh và đồng đội đã góp phần làm nên chiến thắng của Trung đoàn trong trận đánh năm ấy. 

Sau 2 năm điều trị ở tuyến sau, đến cuối năm 1975, khi đất nước thống nhất anh xuất ngũ trở về với gia đình. Khi ấy đời sống của nhân dân cả nước đang hết sức khó khăn, với ý chí kiên cường của anh bộ đội Cụ Hồ anh vừa bốc thuốc chữa bệnh cho bà con trong vùng, vừa lên rừng lấy tre về đan lát rổ rế để mưu sinh, vừa âm thầm chiến đấu lại với những cơn đau do vết thương để lại và mảnh đạn pháo còn găm lại trong cơ thể. Năm 1997, được Sở y tế tỉnh Quảng Ninh cử đi học thêm lớp bồi dưỡng y học cổ truyền 9 tháng, cùng với những bài thuốc gia truyền được bố cũng là lương y truyền lại cho từ ngày còn trẻ, những bài thuốc gia truyền của lương y Lê Xuân Sáng đặc trị cho trẻ em như chữa cảm sốt bằng đánh cảm hành muối, chữa tắc tia sữa bằng bồ công anh, đinh lăng và kim ngân sắc uống, chữa chứng đau lưng bằng chỉnh nắn, xoa bóp day huyệt….của ông càng phát huy công hiệu, được bà con các xã phường trong thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) nơi gia đình ông sinh sống đặt trọn niềm tin và thường gọi ông bằng cái tên thân mật “trưởng khoa nhi” gia truyền. 

Ông Sáng (lương y) thăm khám, chữa trị cho các bệnh nhân nhi[/caption] Với khoảng hơn 1 giờ buổi sáng ngày cuối tuần, phòng khám nhỏ của ông đã có từ 8 đến 9 gia đình đưa con nhỏ đến ông thăm khám bốc thuốc những căn bệnh thông thường của trẻ thường mắc phải như sài, cam, ho…Trong đó có cả những người lớn bị bệnh lở, ngứa cũng tìm về thăm khám và lấy thuốc. Bà Mơ ở phường Quang Hanh đưa cháu ngoại đến ông để chữa bệnh còi xương, bởi từ mấy chục năm nay những đứa con của bà đều được ông khám chữa cho khỏe mạnh. Bé Trần Chấn Hưng 2 tháng tuổi, bị sởi da lòng hay còn gọi là chàm sữa lan ra đỏ tím cả mặt được ông cho lá mát về tắm và thuốc bôi. Sau khoảng nửa tháng, khi tôi gọi điện hỏi thăm thì gia đình vui mừng báo tin bệnh tình của cháu đã chuyển biến đáng kể, đến nay gần khỏi hoàn toàn chỉ còn vài nốt nhỏ ở trên má.

Còn bé Trang chỉ mới 7 ngày tuổi ở khu 7A, phường Cẩm Trung, bị cảm ngạt mũi khó thở cũng được bà ngoại đưa đến thăm khám... Tất cả các cháu đều được ông “trưởng khoa nhi” gia truyền ân cần thăm khám, điều trị, dặn dò và cho thuốc rất cẩn thận. Đặc biệt với những căn bệnh chỉ cần đốt sài, bôi thuốc ông không lấy tiền, chỉ khi phải lấy thuốc nam về sắc uống thì ông mới lấy chút tiền công nhưng với giá rất rẻ, mỗi thang chỉ khoảng 20 đến 30 nghìn đồng và mỗi lần ông cũng chỉ bốc tối đa 4 đến 5 thang thuốc cho một người bệnh. Ngoài ra, với khả năng gia truyền về chữa bệnh gút, ông còn chữa khỏi cho rất nhiều người, để lại niềm yêu mến của đông đảo bà con dành cho ông.

Đóng gói những thang thuốc gia truyền.

Tiếng lành đồn xa, tâm đức cùng những phương thuốc gia truyền hữu hiệu của ông được đông đảo bà con trong vùng cũng như bà con nhiều tỉnh lân cận như Hải Phòng, Bắc Ninh,...và cả một số tỉnh xa xôi trong Nam cũng lặn lội tìm về nhờ ông chữa trị như: cảm, sởi, sài, còi xương, viêm phế quản, lở ngứa, gút, đau lưng, đau cột sống. Mới cách đây 2 tháng, cả khu phố nơi ông ở còn hoảng hốt lo lắng khi chứng kiến cháu nội cô Tâm sáng dậy vẫn khỏe khoắn bình thường, bất chợt người tím tái khó thở làm cho cả nhà và bà con khối phố đều lo lắng. Không kịp đánh răng rửa mặt, ông Sáng vội chạy sang vừa lấy nước tiểu mới đổ vào miệng vừa lấy tay móc đờm dãi trong miệng cháu bé... Chỉ ít phút sau cháu dần tỉnh lại, bật khóc và đượcc ông tiếp tục cho uống nước gừng để hồì phục. Đến nay, cháu đã hoàn toàn mạnh khỏe. Nhìn cháu đang ngon giấc ngủ, cả nhà gia đình và bà con khu phố đều biết ơn ông đã cứu mạng cháu.

Niềm vui của gia đình cô Tâm khi cháu đã hoàn toàn khỏe mạnh

Ngoài 60 tuổi, hàng ngày vợ chồng ông vẫn miệt mài lấy việc bốc thuốc chữa bệnh cho bà con khu phố và các cháu nhỏ làm niềm vui. Hai con gái lớn của ông đều đã trưởng thành, còn con trai út cũng đang theo nghề y học cổ truyền để nối nghiệp gia đình lưu giữ các bài thuốc gia truyền chữa bệnh cứu người.

Bài, ảnh: Phạm Quỳnh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam