Mường Lựm có đặc sản gạo Mắc Đươi

Du lịch, Du lịch đất việt | 16:13:18 27/02/2016

TNV - Giống lúa nếp tan Mắc Đươi, đã từ lâu trở thành đặc sản được bà con Mường Lựm dùng để thết đãi khách mỗi khi đến chơi nhà, làm quà biếu hay nấu xôi làm bánh vào các dịp lễ tết.

Sản vật quý không thể thiếu ở mỗi nhà

Nằm ở độ cao trung bình 1.137 m so với mặt nước biển (điểm cao nhất là 1.473,3m, điểm thấp nhất 800,6m), vì vậy nhiệt độ trung bình hàng năm ở xã Mường Lựm là 180c thường thấp hơn so với vùng huyện lỵ từ 3 - 50c.

Với địa hình núi cao và nằm xen kẽ giữa các dãy núi cao là những thung lũng dốc tụ, tập trung hai bên bờ suối Huổi Luông tạo nên những vùng đất tương đối bằng phẳng, rất thuận tiện cho bà con nông dân xã Mường Lựm phát triển nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước, trồng ngô, cây hoa mầu và các loại cây công nghiệp khác.

Nhờ vậy, xã Mường Lựm thuộc huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La luôn được thiên nhiên ban cho mưa thuận gió hòa, khí hậu trong lành và mát mẻ quanh năm, đất mùn tích tụ từ cành mục, lá khô của rừng nguyên sinh nên giàu chất dinh dưỡng; cây trái ở đây rất dễ sinh trưởng, bốn mùa đều tốt tươi, chất lượng thơm ngon. Trong đó có giống lúa nếp tan Mắc Đươi, đã từ lâu trở thành đặc sản được bà con Mường Lựm dùng để thết đãi khách mỗi khi đến chơi nhà, làm quà biếu hay nấu xôi làm bánh vào các dịp lễ tết.

Giống lúa Mắc Đươi từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch thời gian chừng 4,5 tháng, là giống lúa ăn ít phân, chịu sâu bệnh, từ khi trỗ bông cho tới khi thu hoạch cánh đồng lúa luôn tỏa hương thơm ngát rất đặc trưng. Gạo nếp Mắc Đươi hạt có hình bầu dục tròn, mẩy, màu trắng đục. Khi đem đồ xôi hoặc làm bánh có độ dẻo dai và thơm. Tuy năng suất thóc Mắc Đươi thấp, nhưng tỷ lệ phần trăm đạt được khi xay sát cao hơn các loại thóc khác và giá cả cũng cao hơn nên nhân dân ngoài trồng để ăn vẫn trồng thêm để bán.

Về kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc, theo ông Hoàng Văn Mến (nguyên Bí thư Đảng ủy xã từ năm 2005 đến 2014), mạ phải gieo 45 ngày - già hơn các giống lúa khác mới đem cấy, nên bón ít phân để lúa tránh bị lốp hoặc đổ, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thóc gạo. Điều kỳ lạ là lúa Mắc Đươi chỉ “ăn” phân chuồng và phân xanh, chứ không “ăn” các loại phân hoá học khác.

Xã Mường Lựm có 12  bản với 649 hộ (3157 khẩu) và 6 dân tộc anh em sinh sống, hình thành nên 02 vùng dân cư rõ rệt, đó là vùng lòng chảo với 8 bản dân tộc Thái, Mường và vùng cao với 4 bản dân tộc Mông sinh sống, ngoài ra còn một số ít các dân tộc khác sống xen kẽ.

Giống lúa nếp tan Mắc Đươi được gieo trồng ở vùng lòng chảo với diện tích khoảng 28 ha (chiếm 49% diện tích cánh đồng lòng chảo), sản lượng hàng năm đạt 140 tấn. Do năng suất thấp, nhiều năm trở lại đây bà con đã chuyển dần sang cấy các giống lúa có năng suất cao hơn. Mặc dù vậy, gia đình nào cũng dành một khoảnh ruộng trồng Mắc Đươi để ăn và coi như sản vật quý giá không thể thiếu được với mỗi nhà.

Hộ gia đình ông Hoàng Văn Mến ở bản Lóng Khướng có gạo Mắc Đươi được xem là ngon nhất cả bản, cả xã. Bởi gia đình ông gieo trồng giống lúa này ở mãi tận khu ruộng khai hoang Nhũng Kháu Sái (tiếng của người Thái gọi là Mỏ Nước Khoáng) vì ở đây có mạch nước khoáng ngầm rỉ ra suốt quanh năm, rất giàu các nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe, lại được ông Mến gieo cấy sớm, nên khi lúa trỗ bông không trùng thời điểm với các giống lúa khác, đã tránh được sự thoái hóa, lai tạp và không làm thay đổi chất lượng nguyên thủy vốn có rất đặc trưng của giống lúa Mắc Đươi bản địa có từ bao đời nay.

Hướng phát triển thành vùng sản phẩm chất lượng cao

Trong những năm gần đây, xã Mường Lựm đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn đưa giống mới vào sản xuất, chuyển đổi mùa vụ, tăng hệ số sử dụng đất và áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào canh tác, tập trung đầu tư về phát triển cây trồng đặc sản có lợi thế phát triển trên địa bàn xã, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp; tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; góp phần nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói giảm nghèo cho khu vực; từng bước sản xuất ra các sản phẩm đặc sản trở thành hàng hóa mang đặc trưng của vùng, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, có thương hiệu, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển cây trồng có lợi thế cho sản phẩm đặc sản ở xã nói riêng nhất là giống nếp tan Mắc Đươi còn nhiều tồn tại, hạn chế như phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, thiếu quy hoạch cho phát triển; sản phẩm chưa trở thành hàng hóa; chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao. Hoạt động xúc tiến thương mại, chế biến sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức.

Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, Nghị quyết đại hội của BCH Đảng bộ xã lần thứ XX nhiệm kỳ 2015 – 2020, đã xác định nhiệm vụ phải xây dựng chỉ dẫn địa lí gạo Mắc Đươi Mường Lựm tiến tới xây dựng thương hiệu gạo của địa phương nhằm giúp bà con nhân dân duy trì nguồn gen quý hiếm, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, tăng thu nhập cho nhân dân. Dự thảo Đề án “Bảo tồn và phát triển giống lúa đặc sản nếp Mắc Đươi” đã được xây dựng và trình UBND xã, Ban Thường vụ Đảng uỷ xã xem xét, thảo luận, xin ý kiến các cơ quan chuyên môn của huyện trước khi triển khai thực hiện.

Ông Lò Đức Tiến - Phó bí thư Thường trực Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã cho biết theo kế hoạch của xã trong hai năm 2016 – 2017, giống lúa nếp tan đặc sản Mắc Đươi vào vụ mùa (vụ chiêm vẫn sản xuất các loại lúa gống mới năng suất cao) sẽ được thực hiện ở 8 bản vùng thấp với quy mô 56,74 ha (đạt 100% diện tích): Lóng Khướng 4,9 ha, Bản Lựm 10,44 ha, Na Ban 3,8 ha, Na Băng  3,6 ha, Bản Luông 12,04 ha, Na Hát 6,23 ha, Na Lắng  11,83 ha, Na Ngua 3,9 ha; với 392 hộ nông dân tham gia.

Đề án dự kiến sẽ xây dựng quy trình kỹ thuật chuẩn cho nhân dân học tập, triển khai đồng bộ các biện pháp kỹ thuật đúng quy trình hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), một nền sản xuất hàng hóa trong thời kỳ hội nhập. Dự án sẽ tận dụng lợi thế của địa phương, giảm giá thành sản xuất thấp hơn mức bình quân của địa phương. Tạo được việc làm cho nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển kinh tế trong thời kỳ mới cho bà con nông dân.

Ông Lò Đức Tiến – Phó Bí thư Đảng ủy xã Mường Lựm bên những thửa ruộng lúa Mắc Đươi của bà con trong xã. Ông Lò Đức Tiến – Phó Bí thư Đảng ủy xã Mường Lựm bên những thửa ruộng lúa Mắc Đươi của bà con trong xã.

Sau khoảng 4,5 tháng gieo trồng, cuối tháng 9 đầu tháng 10 bà con ra đồng thu hoạch lúa. (ảnh: Đức Long). Sau khoảng 4,5 tháng gieo trồng, cuối tháng 9 đầu tháng 10 bà con ra đồng thu hoạch lúa. (ảnh: Đức Long).

Bà  Hà Thị Huệ (dân tộc Thái) ngâm gạo để gói bánh. Bà  Hà Thị Huệ (dân tộc Thái) ngâm gạo để gói bánh.

A5

A6 Cả gia đình ông Hoàng Văn Mến (bản Lóng Khướng) mỗi người một tay cùng tham gia gói bánh.

A7 Vớt bánh chưng được gói theo truyền thống của đồng bào Thái.

Buổi sáng các gia đình thường quay quần bên bếp lửa đồ xôi. Buổi sáng các gia đình thường quay quần bên bếp lửa đồ xôi.

Xôi được dỡ ra đựng vào cóm khẩu… Xôi được dỡ ra đựng vào cóm khẩu…

…và gia chủ nhiệt tình mời hàng xóm, tác giả (mặc áo soọc xanh) cùng có bữa sáng thật ngon lành với xôi Mắc Đươi thơm lừng ngon dẻo, thịt nướng và những nụ cười vui vẻ để bắt đầu ngày làm việc mới tốt lành./. …và gia chủ nhiệt tình mời hàng xóm, tác giả (mặc áo soọc xanh) cùng có bữa sáng thật ngon lành với xôi Mắc Đươi thơm lừng ngon dẻo, thịt nướng và những nụ cười vui vẻ để bắt đầu ngày làm việc mới tốt lành.

Bài, ảnh: Phạm Quỳnh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam