Vĩnh Phúc điểm sáng về đầu tư nước ngoài

Thời sự, Chính trị | 09:56:48 27/05/2016

Vĩnh Phúc, là một tỉnh thuần nông thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội. Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ IX Quốc hội khoá X, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, khi mới tái lập, diện tích tự nhiên 1.371 km2; dân số hơn 1,1 triệu người, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 48% GDP bình quân đầu người của cả nước; tổng thu ngân sách địa phương dưới 100 tỷ đồng.

Vĩnh Phúc có nhu cầu rất lớn về đầu tư nước ngoài để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh. Trên cơ sở chính sách đầu tư cởi mở thông thoáng của Việt Nam và sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo chính sách đó của Vĩnh Phúc, cùng với nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, những năm 2000 – 2003 tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đạt 17,3%/năm, năm 2004 tăng lên 17,5%; năm 2003 thu ngân sách gần 2.000 tỷ đồng; năm 2004 đạt 2.388 tỷ đồng. Vĩnh Phúc trở thành một trong 10 tỉnh có tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh nhất so với các tỉnh khác trong nước. Tháng 8/2004, Vĩnh Phúc được Chính phủ xếp vào một trong những tỉnh trọng điểm của kinh tế phía Bắc.

Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của đầu tư nước ngoài thời gian vừa qua đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng. Có thể nói, đầu tư nước ngoài đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế mang lại một sức sống mới cho sự phát triển  kinh tế - xã hội của Tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, kích thích khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành, cải thiện trình độ công nghệ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, một số hạn chế xảy ra đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được kiến giải cả về lý luận và thực tiễn, tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định những giải pháp, chính sách, cơ chế, cụ thể phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn đặt ra để đầu tư nước ngoài có tác động hiệu quả hơn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Có được kết quả trên do tỉnh thực hiện tốt một số giải pháp sau:

 Tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH ở nước ta trước hết chính là quá trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, thông qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư. Đây lại chính là điều kiện để tái đầu tư, áp dụng các phương pháp sản xuất, công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, trong đó có cả sản xuất nông nghiệp. Kết quả là, tất cả các ngành kinh tế đều phát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ cần phát triển nhanh hơn, biểu hiện là tăng tỷ trọng của sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong GDP.

Hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với nhu cầu của thị trường. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình chuyển biến căn bản về phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Xoá bỏ tình trạng chia cắt về thị trường giữa các vùng; xoá bỏ tình trạng tự cung tự cấp, đặc biệt là tự cung, tự cấp về lương thực của từng vùng, từng địa phương. Mỗi địa phương cần đặt mình trong một thị trường thống nhất, không chỉ là thị trường cả nước mà còn là thị trường quốc tế, trên cơ sở đó xác định những khả năng, thế mạnh của mình để tập trung phát triển, tham gia vào quá trình phân công và hợp tác lao động có hiệu quả.

Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH gắn với quá trình hình thành các trung tâm kinh tế thương mại, gắn liền với quá trình đô thị hoá. Mặt khác, việc quy hoạch xây dựng các khu đô thị, trung tâm kinh tế, thương mại có ảnh hưởng trực tiếp trở lại tới quá trình chuyển dịch CCKT.

Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội. Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH là quá trình phân công lao động xã hội, là quá trình chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là giải pháp vừa cấp bách, vừa triệt để để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay, đồng thời là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH.Chuyển dịch CCKT theo hướng CNH,HĐH phải theo định hướng dẫn đến phát triển bền vững không chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải vì mục tiêu phát triển kinh tế , vì mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có một cấu thành bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu là bảo vệ môi trường. Từ đó cho thấy, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cho đến các doanh nghiệp, các địa phương, cơ sở… Các trường hợp doanh nghiệp đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật bảo vệ môi trường vừa qua./.

Đào Tiến Sĩ

Học viện Chính Trị

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam