Thực phẩm chức năng không phải là chiếc đũa thần kỳ

Sức khỏe, Tư vấn | 11:02:41 02/08/2016

TNV - Theo quy định của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng (TPCN) khi quảng cáo phải ghi rõ không phải là thuốc nhưng với cách quảng cáo lập lờ, nhiều sản phẩm TPCN dễ gây sự hiểu nhầm là thuốc điều trị.

Hiện nay, các cơ quan chức năng vẫn thoải mái cấp phép, người tiêu dùng (NTD)  thì vẫn lơ mơ trong việc mua về để điều tri bệnh. Vậy thực phẩm chức năng có thực phẩm có “công năng” như quảng cáo để NTD tự nguyện mua về điều trị “bách bệnh”.

Thực phẩm chức năng; chiếc đũa thần kỳ 

Được quảng cáo không chỉ  là loại dinh dưỡng cho sức khỏe, TPCN hiện đang trở thành một loại sản phẩm “thần kỳ” trong công cuộc điều tri bệnh. Trong đó, TPCN đang bị lạm dụng như một SP hỗ trợ điều trị cho một số bệnh nan y. Tại cừa hàng thuốc L T  đối diện bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi được giới thiệu loại “thần dược” Pine Power Gold với lời giới thiệu mập mờ: hiệu quả 70% đối với bốn loại ung thư gan, phổi, dạ dày và ngực! Chưa hết, còn kèm theo cải thiện cho vòng eo thon gọn trong thời gian ngắn. Và dĩ nhiên, giá của SP này không hề rẻ, gần 1,4 triệu đồng/hộp. Khi hỏi dùng trong bao lâu thì người bán trả lời tỉnh queo… có tiền cứ việc uống, chỉ tốt chứ không gây hại!.

thuc pham chuc nang

Đi dạo qua một số hiệu thuốc gần viện 108, viện Thanh Nhàn, tại các quầy thuốc này đều có thể nhìn thấy, vị trí trưng bày thuốc cho TPCN luôn bắt mắt và đẹp so với các loại thuốc điều trị thông thường khác. Nhưng để TPCN “nổ” như hiện nay thì phải kể đến “công to” nhất chính là  hình thức bán hàng đa cấp mới là “thủ phạm” thổi phồng những lợi ích của TPCN. Bởi đây là cách bán hàng phổ thông theo kiểu  truyền miệng nên không sợ… bị cơ quan chức năng “túm” dù quảng cáo sai sự thật. Có khá nhiềusản phẩm  tảo, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi… được người bán nâng cấp thành thuốc hỗ trợ cho bệnh tiểu đường type II, xơ gan, suy gan, thận…

Gần đây, trên thị trường TPCN còn xuất hiện rất nhiều SP cường dương - được quảng cáo là có thể thay thế Viagra bởi sự an toàn và chất lượng. TPCN bày bán trên các trang web suckhoevang.com, sieuthithucphamchucnang.com… còn kèm theo hình ảnh gây kích thích hấp dẫn.

TPCN dành cho nữ càng phong phú hơn, từ chống lãnh cảm, thu hẹp tầng sinh môn, kéo dài thời gian mãn kinh đến kích thích nở ngực, giảm cân trong vòng 24 giờ. Đặc biệt, những TPCN này liên quan đến nội tiết tố nhưng người bán không hề có chuyên môn, cứ như bán hàng rau ngoài chợ.

Người tiêu dùng hoa mắt vì ma trận thực phẩm chức năng

Nếu năm 2000, trên thị trường cả nước chỉ mới xuất hiện hơn chục SP TPCN nhập khẩu, thì 5 năm sau, SP “made in Viet Nam” chiếm khoảng 33% thị ttrường. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội TPCN VN, hiện cả nước có trên 1.700 SP TPCN với khoảng 1.000 công ty, tổ chức kinh doanh và sản xuất trong và ngoài nước. Như vậy, chỉ trong vòng 10 năm TPCN đã phát triển như vũ bão với tỷ lệ tăng trên mức 200%. Thế nhưng đến nay mới chỉ có ba văn bản của Bộ Y tế để quản lý TPCN, nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Một cán bộ của Bộ Y tế nói, TPCN ở VN còn… quá mới, nên mọi cái đều mới, từ tên gọi, hình thức, đến quản lý.

Chỉ tính riêng kênh bán hàng đa cấp, cả nước có trên 40 công ty với hơn 700.000 nhà phân phối. Ở kênh bán hàng này, mặt hàng TPCN chiếm khoảng 40%. Đáng nói là hình thức bán hàng đa cấp do Sở Công thương quản lý, nhưng vệ sinh an toàn thực phẩm lại do Sở Y tế quản lý, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp phép cho chất lượng SP. Kiểu quản lý chồng chéo này chẳng khác nào đang tạo điều kiện cho doanh nghiệp “mần ăn”, trong khi người tiêu dùng chẳng biết kiện ai khi bị... lừa. Thế mới có tình trạng Sở Y tế và Sở Công thương vừa rồi phải “hợp lực” truy tìm nguồn gốc của một loại TPCN cường dương vì không biết ai quản lý.

Căn cứ Thông tư 08/2004 của Bộ Y tế hướng dẫn về việc quản lý các SP TPCN, TPCN là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật... Trên nhãn các SP không được ghi chỉ định điều trị bất kỳ một bệnh cụ thể nào. Nhưng thực tế, những người bán hàng đang thoải mái vi phạm quy định này mà không hề bị sờ gáy.

Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), TPCN không thuộc danh mục 14 mặt hàng thiết yếu thuộc diện bình ổn giá nên Cục không quản lý giá. Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) lại lập luận, TPCN không phải thuốc chữa bệnh nên chưa thuộc phạm vi quản lý giá. Cục ATVSTP (Bộ Y tế) thì chỉ quản lý về chất lượng, xem xét các điều kiện đảm bảo chất lượng để cấp phép lưu thông trên thị trường.

Thực phẩm chức năng vẫn được hiểu là thuốc điều trị?

Trước nhu cầu thực tế sử dụng, các bệnh viện cũng đã đề nghị Bộ Y tế đồng ý đưa TPCN vào nhà thuốc BV với điều kiện phải để trong một tủ riêng, ghi rõ đó là TPCN và yêu cầu  bác sĩ  phải tư vấn, giải thích với bệnh nhân nếu họ sử dụng mặt hàng này. Tưởng thế là an toàn, nhưng chính động thái này đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp tìm cách đưa TPCN vào BV - một thị trường đầy tiềm năng nhưng lại không bị kiểm soát. Thậm chí, một số BS sẵn sàng kê toa khi có hoa hồng cao. Còn NTD chỉ hiểu đơn giản, khi có chỉ định dùng của BS thì đó là thuốc. Theo Bác sỹ Nga- Bệnh viện Việt Hàn cho rằng, ranh giới để xảy ra sự hiểu lầm giữa TPCN và thuốc rất mong manh, người bán cần có chuyên môn để thẩm định cho đúng. Quy định về TPCN xác định rõ ràng thực phẩm là thực phẩm, nghĩa là cần phân biệt rõ giữa thuốc và TPCN, nhất là các TPCN nhóm bổ sung vitamine, khoáng chất và hoạt chất sinh học.

Nhiều ý kiến chuyên môn cho rằng, nếu căn cứ theo quan niệm về TPCN của Bộ có nhiều sản phâm không phải là TPCN nhưng vẫn được cấp phép bán dưới dạng TPCN. Lợi nhuận cao, trách nhiệm không rõ ràng, tội gì DN không làm giàu. Sở dĩ có kẽ hở này một phần do chúng ta thiếu hành lang pháp lý để kiểm soát, thiếu các nghiên cứu khoa học về độc học, thử nghiệm lâm sàng. Đã không đủ “cánh tay” quản lý, nhưng từ nhiều năm qua, các cơ quan chức năng vẫn mạnh tay cho phép nhập về hàng trăm loại TPCN với đủ dạng viên, bột, nước, sirô...

B.H

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam