Người “giữ lửa” cho nghề làm miến Cự Đà

Thời sự, Xã hội | 19:23:22 28/08/2016

TNV - Trong căn xưởng làm miến trầm mặc, cổ kính là hình ảnh của một ông già đầu tóc bạc phơ cùng với mấy người thợ đang miệt mài làm việc để cho ra những sợi miến thơm ngon nhất. Với hơn 20 năm trong nghề, ông Trịnh Quốc Nhân 70 tuổi (thôn Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành Phố Hà Nội) là một trong những người nhiều tuổi nhất làng còn giữ được nghề làm miến truyền thống.

Cách trung tâm Thủ đô khoảng 20km, làng Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội không chỉ được biết là một không gian văn hóa độc đáo, nơi vẫn còn lưu giữ được nhiều ngôi nhà cổ vẹn nguyên lối kiến trúc Việt ở vùng Đồng bằng Bắc bộ, mà còn được biết đến là một làng nghề sản xuất miến lớn nhất tại miền Bắc.

 Ông Nhân đang chuẩn bị nước để tráng miến Ông Nhân đang chuẩn bị nước để tráng miến

Theo nhiều bậc cao niên ở Cự Đà, nghề làm miến từ dong riềng (hay còn gọi là củ đót) ở Cự Đà đã có từ "dăm bảy chục năm" trở lại đây.  Ngày ấy, nhà nào ở đây cũng nhộn nhịp, già, trẻ, gái, trai trong làng “kẻ nấu người làm suốt ngày đêm”. Nhưng thời cuộc và do nguồn thu nhập của những sản phẩm đó bây giờ không đáng là bao vậy nên giờ đây rất ít gia đình trong làng còn bám trụ lại với nghề. Tất cả đã chuyển sang các mặt hàng kinh doanh khác có lợi ích kinh tế hơn, chẳng ai còn mặn mà cho đúng với làng nghề ở chính nơi họ sinh sống.

Khâu trộn bột là một trong những khâu quan trọng nhất Khâu trộn bột là một trong những khâu quan trọng nhất

Tuy nhiên giữa những ngành nghề mới ngày càng du nhập vào làng Cự Đà, Vẫn còn có một số người đang ngày, đêm miệt mài góp phần lưu giữ nghề làm miến. Khi được hỏi ai là người làm miến lâu đời và uy tín nơi đây, thì nhiều người trong làng chỉ cho chúng tôi đến nhà ông Nhân.

Trong xưởng làm miến thường có 3 người làm, mỗi người một công đoạn Trong xưởng làm miến thường có 3 người làm, mỗi người một công đoạn

Khi chúng tôi đến ông đang cùng với đứa con trai của mình đang cho miến ra phơi. Thấy chúng tôi tới ông rất vui vẻ và nhiệt tình đón tiếp. Mời chúng tôi ngồi rồi ông xin phép vừa nói chuyện vừa tiếp tục công việc đang làm dở của mình để kịp cho những khay miến được nắng nhanh khô.

Dù đã lớn tuổi, nhưng đối với ông “được làm việc là một niềm hạnh phúc lớn” Dù đã lớn tuổi, nhưng đối với ông “được làm việc là một niềm hạnh phúc lớn”

Ông cho biết, tuy không sinh ra trong gia đình làm nghề miến truyền thống. Nhưng thấy nghề trong làng ngày càng mai một và cùng với niềm đam mê mãnh liệt của mình, ông đã tìm tòi và học hỏi những người làm nghề lâu năm trong làng. Rồi dần dần ông cũng đã mở cho mình một xưởng làm miến truyền thống, xây dựng được thương hiệu và tiếng vang lớn trong thị trường miến, đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều người trong làng.

Sở dĩ miến của ông lại nổi tiếng khắp các vùng đó chính là nhờ mùi vị thơm ngon được tạo nên bởi thứ nguyên liệu

Người truyền lửa cho tương lai

Khi được hỏi về các công đoạn làm miến, ông vừa cười vừa đáp rất vui vẻ. “Muốn có được sợi miến nhỏ, đều, nhìn là biết được “ra lò” từ Cự Đà chứ không phải từ vùng nào khác, người Cự Đà chọn loại củ dong riềng ngon, đem xay thành bột. Bột dong sau đó được ngâm với nước và lọc để chọn lấy phần tinh bột, rồi được đánh lên. Một phần bột được ngâm với nước sôi gọi là bột chín. Bột chín mang hòa với bột đã lọc, với tỷ lệ 1/10 tạo nên hỗn hợp. Tiếp đó, bột được tráng thành bánh, hấp chín và đem phơi nắng”.

Ngoài yếu tố nguyên liệu và kỹ thuật chế biến, chất lượng và độ đẹp của miến còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Ngày nắng đều và không gắt là thời điểm phơi miến đẹp nhất. Miến sau khi phơi kỹ sẽ được bó thành các bó miến nhỏ và mang đi tiêu thụ.

Bà Chung, một người làm gần 20 năm ở xưởng cho hay: “Ông Nhân không những là người đam mê với nghề mà còn là người rất chu đáo luôn luôn quan tâm động viên tới công nhân, những ngày làm nhiều và đắt hàng, ông thường mua đồ ăn và tiền bồi dưỡng thêm cho mọi người”.

a6 Bà chung đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng trước khi cho ra thị trường

Hằng ngày, cứ gần 4 giờ sáng, lò miến của ông bắt đầu nổi lửa. Mọi người phấn khởi bắt đầu một ngày làm việc mới và các đầu mối khắp nơi cứ đổ nhau về nhà ông để mua miến rồi vận chuyển đi khắp nơi trong cả nước. Trung bình mỗi ngày xưởng cho ra khoảng 3 đến 5 tạ miến. Cũng từ đó không chỉ giúp cho gia đình ông mà còn nhiều người trong làng có thu nhập ổn định.

Một ngày ở làng nghề, thực sự lăn lộn từ sáng sớm đến tối mịt để làm ra sợi miến mộc, tôi không chỉ thấy nghề này vất vả, mà còn khâm phục và kính trọng hơn nữa những người lao động, người nghệ sĩ, người giữ lửa và truyền lửa của làng, của dân tộc. Dù chỉ có một ngày ngắn ngủi, tôi đã hiểu được đôi phần những giọt mồ hôi sau mỗi sợi “tơ của đất”, để biết quý trọng hơn những sợi mỏng manh ấy từ đây về sau.

Bùi Bùi

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam