Thủ tướng lắng nghe hiến kế của doanh nghiệp, chuyên gia kiều bào

Thời sự, Chính trị | 09:15:16 13/11/2016

Chiều 12/11, tại TPHCM, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ chuyên gia, doanh nhân Việt Nam tiêu biểu ở nước ngoài để lắng nghe ý kiến, hiến kế đối với sự phát triển đất nước.

Thủ tướng bày tỏ sự trân trọng những góp ý của kiều bào cho công cuộc xây dựng đất nước. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng bày tỏ sự trân trọng những góp ý của kiều bào cho công cuộc xây dựng đất nước. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Cùng dự buổi gặp mặt có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh; Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng.

Dành hơn 1 giờ đồng hồ lắng nghe phát biểu của các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia hàng đầu cùng các doanh nhân tiêu biểu, Thủ tướng ghi nhận đây là những ý kiến trí tuệ, tâm huyết về tình hình, giải pháp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, trong đó nêu rõ các thách thức như nợ công, nợ xấu.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ lắng nghe và sẽ sớm có giải pháp đối với các vấn đề mà chuyên gia, doanh nhân kiều bào vừa nêu với tinh thần dân chủ, cởi trói, tạo mọi điều kiện cho sự phát triển…

“Một số ý kiến chúng tôi cũng tiếp thu như chọn TPHCM để phát triển thành trung tâm công nghệ cao, trung tâm tài chính, du lịch; việc tiếp thu tiến bộ, công nghệ mới của toàn cầu để áp dụng vào Việt Nam; việc rút ngắn khoảng cách, đi tắt đón đầu trong phát triển bằng nguồn nhân lực, đào tạo, thu hút nhân tài, trong đó có trí thức Việt kiều”, Thủ tướng nói và khẳng định, từ các ý kiến nêu tại cuộc gặp mặt này, Chính phủ sẽ xây dựng một số chính sách giải quyết các vấn đề trước mắt trong thời gian tới.

Nhấn mạnh không nên bi quan, chùn bước trước khó khăn, thách thức, Thủ tướng cho rằng “càng khó khăn thì chúng ta càng đoàn kết, thống nhất, càng có ý chí mãnh liệt để phát triển”. Nhìn nhận rõ khó khăn thách thức để có các giải pháp cụ thể, nhất là bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giữ gìn môi trường hòa bình để người dân, doanh nghiệp phát triển kinh tế.

“Tôi chân thành cảm ơn ý kiến của quý vị và xin nói lại rằng không phải bây giờ mà thời gian qua, nhiều người ngồi tại hội trường này đã đóng góp ý kiến cho chúng tôi như anh Nguyễn Thanh Mỹ, dù không biết nhiều về nông nghiệp nhưng đã đề nghị một hệ thống quan trắc nước mặn, tận dụng nước ngọt để tưới tiêu”, Thủ tướng nói và khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn lắng nghe ý kiến, góp ý của giới trí thức, nhất là các trí thức kiều bào.

Thủ tướng đề nghị nghị Bộ Ngoại giao, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành và lãnh đạo TPHCM tham dự buổi gặp mặt này tiếp thu những đề xuất, kiến nghị có tính khả thi và khẩn trương chỉ đạo triển khai cũng như tạo thêm nhiều kênh, hình thức để tiếp nhận các ý kiến của kiều bào.

Thủ tướng trao quà tặng đại biểu kiều bào. Ảnh: VGP/Quang Hiếu Thủ tướng trao quà tặng đại biểu kiều bào. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Tại cuộc gặp mặt, các chuyên gia, doanh nghiệp kiều bào tiêu biểu đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí (Việt kiều Mỹ), chuyên gia kinh tế cao cấp của Quỹ Tiền tệ quốc tế từ 1974-2011 bày tỏ: “Tôi mừng là Thủ tướng nhấn mạnh nhiều lần về một Chính phủ mới kiến tạo, thực hiện đổi mới lần 2 rất ý nghĩa vào lúc này”.

Ông cho rằng điều quan trọng nhất trong cải cách thể chế là phải công bằng, bình đẳng về cơ hội tiếp cận của cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân.

Góp ý về nợ công, chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu (Việt kiều Mỹ) đề nghị cần hạn chế việc đảo nợ, giãn nợ vì không đem lại hiệu quả thực chất, để lại gánh nặng cho thế hệ sau. Chính phủ cần có kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng tối thiểu 7% để có thực lực trả nợ.

Về vấn đề xử lý các ngân hàng yếu kém, TS. Nguyễn Trí Hiếu đề nghị giải quyết nợ xấu bằng cách cho phép ngân hàng phá sản; chuyển đổi thanh tra công vụ hiện tại thành thanh tra toàn diện để đánh giá chi tiết, toàn diện các ngân hàng.

Theo Chinhphu

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam