Ngày Tình nhân

Tình yêu | 10:47:16 14/02/2017

TNV - Hằng năm, vào ngày 24 tháng Hai, hằng triệu tấm thiệp tình yêu được những người đang yêu gởi cho nhau. Trong đó, họ viết những lời riêng tư được gọi là “vật phóng tình yêu”. Những lời đó có thể là văn xuôi hoặc văn vần, diễn tả tình cảm yêu thương nồng nàn, nỗi nhớ nhung da diết và sự quan tâm đặc biệt. Graphic1 Cách thể hiện sự lãng mạn này đã có từ hằng ngàn năm trước, bắt đầu từ truyền thống về đời sống tình yêu của chim chóc, về loại xổ số cổ xưa dành cho các đôi tình nhân, và đặc biệt là cái chết của vị giám mục tử đạo của Kitô giáo. Tính phổ cập của những tấm thiệp tình yêu  cũng minh chứng cho sự thành công của Kitô giáo thời sơ khai về việc Kitô giáo hóa các thông lệ trần tục. Từ lâu trước khi có Kitô giáo, trung tuần tháng Hai được coi là thời gian thuận lợi cho tình yêu, vì đó là mùa Xuân, chim chóc bắt đầu mùa giao phối. Thần thoại La-mã kết hợp thời kỳ này với nữ thần Juno – vị thần được tôn thờ nhiều, nhất là các phụ nữ bị khủng hoảng về đời sống. Nữ thần Juno có mắt bò, là phu nhân của thần Jupiter và là nữ hoàng của trời. Được đồng hóa với thần Hera của Hy-lạp, và dù là thần chiến tranh, nhưng nữ thần Juno được coi là thần hộ mệnh của nữ giới và hôn nhân. Loại xổ số cổ là một phần theo nghi lễ tôn thờ nữ thần Juno. Các cô gái trẻ viết tên của họ vào những miếng giấy và đặt vào một cái trống để các chàng trai rút lấy “vận may”. Cô gái nào được chàng trai “rút” trúng thì trở thành người yêu của chàng trai đó. Ngày này dành để tận hưởng cuộc sống và tình yêu. Kitô giáo không thể loại bỏ ngày này nên đã kết hợp với lễ Thánh tử đạo Valentine. Theo truyền thuyết, Valentine là một tư tế tà giáo thuộc thế kỷ III sau công nguyên, sau đó theo Kitô giáo và trở thành giám mục. Chuyện kể rằng hoàng đế La-mã Claudius đã hủy tập tục cưới hỏi vì thấy những người chồng không là các kinh sĩ giỏi nên đã củng cố luật nghiêm khắc. Valentine cho như vậy là chống lại tinh thần của Chúa và ngược với bản chất của con người, thế nên ngài bí mật cử hành hôn lễ cho những đôi tình nhân trẻ. Nhưng chẳng được bao lâu, ngài bị bắt vào tù và bị giết dã man vào ngày 14 tháng Hai năm 269. Truyền thuyết khác kể rằng Valentine bị bắt tù vì thường giúp các tín đồ Kitô giáo bị bách hại. Tuy nhiên, Valentine không sợ mà vẫn tiếp tục công việc tốt lành của mình, đó là chữa sáng mắt cho cô con gái mù của viên cai ngục. Valentine bị bắt và bị đánh chết vào ngày 14 tháng Hai, trung với ngày lễ thần Juno. Từ đó, người ta gọi ngày này là Ngày Tình Yêu, cũng gọi là Ngày Tình Nhân. Nhưng ước muốn biến tập tục đời thành thói quen Kitô giáo chưa kết thúc ở đây. Người ta vẩn duy trì trò chơi xổ số cổ xưa, nhưng thay đổi giải trúng. Tên tuổi các vị thánh được thay thế bằng tên các cô gái. Người trúng giải hy vọng năm sau được “may mắn” nhờ vị thánh mà họ “rút” được. Thế nhưng mọi điều không như mong muốn, vì thế mà trò chơi xổ số vẫn cứ tiếp diễn. Dần dần người ta không còn thích cái kiểu “chọn” người yêu theo kiểu “hên xui” như vậy, họ thích “thực tế” bằng cách gởi thiệp, gởi quà hoặc gởi một bài thơ cho người mà họ “lưu ý” nhất. Những gì được gởi đi không ghi tên người gởi, người nhận tự đoán “tác giả”. Có những thông điệp ngắn gọn nhưng súc tích. Chẳng hạn một khổ thơ: Ôi ngọt ngào như mật Miên man chảy vào tim Nghe cõi lòng ngây ngất Nghĩ về người ngày đêm… Hoặc bày tỏ chân tình bằng một câu nói: “Có điều gì đó rất thật nhưng lại rất khó nói ra…”. Nói chung, cái gì cũng được, miễn là thành thật với cả lòng mình. Cũng nên biết thêm điều này: Năm nhuận là năm nữ giới có quyền tỏ tình vào ngày 29 tháng Hai. Thông qua Nghị Viện, nữ hoàng Margaret của Scotland đã công nhận “quyền tỏ tình” của nữ giới từ năm 1288. Nam hay nữ đều có quyền bình đẳng, ai yêu mạnh thì tỏ tình trước, không nên câu nệ “cọc tìm trâu” hoặc “trâu tìm cọc”. Có một “điểm lạ” nữa là chúng ta thường thấy dấu “x” để diễn tả nụ hôn. Dấu “x” này xuất hiện từ thời Trung Cổ, hồi đó đa số người ta không biết chữ, không thể ký tên, thế là họ “gạch xéo” (x) để làm dấu thay cho chữ ký. Mặc nhiên điều đó trở nên có hiệu lực. Càng ngày người ta càng nghiêm túc sử dụng dấu “x” để thể hiện nụ hôn. Ngạn ngữ Mỹ nói: “Nụ hôn là ngôn ngữ của tình yêu”. Các thi sĩ Hy-lạp gọi nụ hôn là “chìa khóa mở cửa thiên đàng”. Tuy nhiên, văn hóa mỗi dân tộc đều khác. Có người còn coi nụ hôn là… xấu. Người Nhật không hôn nhau, trừ cha mẹ và con cái. Người Trung Hoa coi nụ hôn là “ăn thịt đồng loại” (cannibalism). Dân Eskimos và Maoris chỉ “chạm mũi” nhau, các bộ lạc Ấn Độ chỉ “ngửi” nhau. Có nhiều cách hôn: Hôn tay, hôn trán, hôn má,... Sau thời gian lâu dài, những người yêu nhau có thêm thói quen hôn miệng. Yêu nhau thì hôn nhau, nhưng hãy yêu bằng cả tấm lòng, vì không ai lại muốn hôn một “tảng băng”.

Trầm Thiên Thu

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam