Mùa hè gia tăng ngộ độc thực phẩm

Sức khỏe, Tư vấn | 15:18:58 13/06/2017

TNV - Theo các chuyên gia, hàng năm vào mùa hè thì những ca ngộ độ thực phẩm đều có chiều hướng gia tăng. Theo thông tin từ  Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế , từ đầu năm đến nay, tình hình ngộ độc thực phẩm, bệnh lây truyền qua thực phẩm đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng. Tính đến cuối tháng 4, cả nước đã ghi nhận 38 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1.194 người mắc, trong đó có 15 người đã tử vong.

che-63922 Chè vỉa hè Đi tìm nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm vào hè tăng cao vì với cái nóng oi ả của mùa hè,sức hấp dẫn của từ những cốc chè ngọt lịm, đủ màu sắc, mùi vị, làm nhiều thực khách không cưỡng lại được dù có thể đã biết là chúng độc hại, bẩn thỉu, nhưng vẫn cứ cố tự dối mình rằng chúng ngon, bổ, rẻ. Khu vực quanh các trường học thường có nhiều quán chè để phục vụ cho học sinh, sinh viên. Trên phố Tạ Quang Bửu khá đông quán chè vì nơi đây tập trung một số trường đại học.Ngoài các món chè thông thường như: đậu đen, đậu xanh, thì chủ quán tên Hường còn cho biết, để bán được hàng thì chè phải đi kèm với chuối khô, thạch, vừng, dừa, thạch rau câu những thành phần này chủ quán cho biết đều được mua từ chợ đầu mối phía Nam. Tại chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai – Hà Nội) qua tìm hiểu thì các loại như: chuối khô thường có giá 70.000 đồng/kg, thạch rau câu không rõ nguồn gốc loại 1kg có giá 50.000 đồng, loại nhỏ hơn có giá 25.000 đồng, đậu đỏ có giá 30.000 đồng/kg, đậu đen 25.000 - 30.000 đồng/kg, nếp cẩm có giá 28.000 đồng/kg, dừa khô khoảng 10.000 đồng/túi 5 lạng, dầu chuối 3.000 đồng/lọ Và tất cả  các loại đồ khô thường người ta chỉ đóng gói vào các túi nilon hoặc bì bình thường rồi bán cho khách và  không  rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần cẩn thận. Chủ cửa hàng trong quầy bán đồ khô cũng chẳn giấu diếm với người mua hàng và nói thẳng luôn "Riêng thạch thì có chữ đấy, nhưng toàn tiếng Trung Quốc, tôi chả dịch được chữ nào chỉ biết là thạch thì bán cho người mua thôi”. Với nhiều bạn sinh viên, món chè  thuộc loại ngon, bổ, rẻ  như bạn Chi, cô sinh viên 20 tuổi, từng là tín đồ trung thành của các quán chè vỉa hè nhưng bạn cho biết: “ Trước kia, em thích ăn chè vì mát dễ ăn, nhưng gần đây em đọc trên báo về tình trạng mất VSATTP , đặc biệt là cô bạn em từng phải đi cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm sau khi ăn chè tại một quán vỉa hè trên phố Tô Tịch, sau lần thấy bạn bị như vậy. Em sợ chè vỉa hè tới già luôn". Thời gian gần đây , trên các trang mạng xã hội đã cảnh báo cho người tiêu dùng trước thông tin chỉ cần mua 1 lạng đường siêu ngọt giá 50.000 đồng thì chủ hàng chè có thể pha bán cả tuần. Loại đường hóa học có tên Tangjing đó được bán phổ biến ở các quầy hàng đồ khô trong các chợ lớn như chợ Đồng Xuân, Hàng Buồm... Loai đường này được môt tả như sau: hạt đường màu trắng, nhỏ như viên B1, nhưng "siêu" ngọt. Kinh hoàng hơn là ruồi hay kiến đều không dám đến gần những hạt đường này. Trên mạng cũng đưa thông tin cảnh báo nếu ăn loại đường này dễ mắc ung thư và tiểu đường.. Bên cạnh đường siêu ngọt, hầu hết các quán chè vỉa hè đều sử dụng phẩm màu và khuyến mại thêm dầu chuối để đánh lừa vị giác của khách. Các chuyên gia từng khuyến cáo, nếu ăn nhiều dầu chuối, gan sẽ tích trữ lại chất độc, có thể dẫn tới ung thư, nhưng dường như nhiều bạn trẻ đã bị "nghiện" thứ gia vị này. Dẫn lời GS.TS Bùi Minh Đức, chuyên gia về độc học dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho biết: "Dầu chuối độc ở chỗ, người ta đã không dùng dung môi, các sản phẩm tinh khiết cho thực phẩm để pha loãng vì loại này cực kỳ đắt tiền và thường phải nhập ngoại. Vì vậy người ta dễ cho các chất dẫn xuất rẻ tiền để pha chế ra dầu chuối. Điều này là chắc chắn vì với giá cả bèo bọt như vậy thì lấy đâu ra sản phẩm đạt yêu cầu về độ tinh khiết. Loại dầu này không phản ứng ngay với cơ thể mà gan sẽ tích trữ lại độc tố". Đánh vào tâm lý là rẻ nên dù ai cũng biết đồ ăn vỉa hè không thể nào sạch được, nhưng họ vẫn chấp nhận chúng với mức giá "dễ chịu" chỉ 10.000 đồng như các loại chè đang được bày bán trên nhiều tuyến phố Hà Nội. Điều đáng lưu ý , các quán chè bán tại vỉa hè nên từ khi dọn hàng, đá, các tô đựng chè đã được bày la liệt ra đất, lẫn bụi bẩn và chẳng hề được che đậy trong khi chủ cửa hàng lôi từ trong một chiếc tủ cáu bẩn. Vì vậy, đê chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), phòng chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè, Cục ATTP đã có Công văn / ATTP-NĐ đề nghị Sở Y tế các tỉnh/ thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt và hiệu quả việc tăng cường thông tin, tuyên truyền kiến thức về ATTP, các biện pháp bảo đảm ATTP, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; thực hiện ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi giết mổ, phân phối, chế biến thịt gia cầm, thủy cầm, tiệt trùng các dụng cụ, bát đũa trước khi ăn uống. Tuyệt đối không thu hái, đánh bắt, kinh doanh, sử dụng nấm lạ, cá nóc, sò biển, ốc lạ, bạch tuộc đốm xanh, mực ma... để làm thức ăn. Cục ATTP cũng yêu cầu Chi cục VSATTP các địa phương chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh thanh, kiểm tra ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong mùa hè, đặc biệt tập trung các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, khu du lịch, lễ hội, bữa ăn tập trung đông người; phát hiện sớm và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong kinh doanh dịch vụ ăn uống; công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng... TS. Trần Quang Trung - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết đã yêu cầu các địa phương chủ động chuẩn bị sẵn trang thiết bị chuyên môn trong hoạt động giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm, nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm để phát hiện sớm nguy cơ, dự phòng và sẵn sàng xử lý nhanh, có hiệu quả các sự cố ATTP, các vụ ngộ độc thực phẩm và ca bệnh trong cộng đồng.

Thanh Mai

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam