Hội thảo khoa học “Những lá thư thời chiến Việt Nam với lịch sử truyền thống và văn hóa dân tộc”

Thời sự, Xã hội | 15:23:31 25/07/2017

TNV - Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017, Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh,Quỹ Mãi mãi tuổi 20, Hành trình “Mỗi nén hương một tấm lòng”… cùng phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Những lá thư thời chiến với lịch sử, truyền thống và văn hóa dân tộc”. 20170725_084646 Tham dự Hội thảo có hơn khoảng 150 người và đặc biệt có sự tham dự của nhiều Tướng lĩnh, Anh hùng LLVTND, cựu tù chính trị, thân nhân gia đình liệt sĩ, thương binh và CCB tiêu biểu. Tuyển tập “Những lá thư thời chiến Việt Nam” (NLTTCVN) là một Công trình khoa học “Sưu tầm và Giới thiệu” độc đáo và mang tính nhân văn sâu sắc. Cuốn sách là kết quả của Cuộc vận động sưu tầm, biên soạn và xuất bản bộ sách “Những Lá thư và Nhật ký thời chiến Việt Nam” được bắt đầu từ tháng 12 - 2004, nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam và tiến tới kỷ niệm 30 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam. 20170725_085337 Mặc dù lúc đầu, cuộc vận động chỉ mang tính tự phát của một nhóm tác giả, nhưng nó đã chạm đến một nhu cầu sẵn có trong đời sống cộng đồng nên đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ và hưởng ứng rộng rãi toàn xã hội. Đã có hàng vạn lá thư, hàng trăm cuốn nhật ký thời chiến được phát hiện, gửi đến cho những người sưu tầm và biên soạn sách. Đây là cơ sở cho hàng trăm tác phẩm thuộc “Tủ sách Mãi mãi tuổi 20” ra đời. (Trực tiếp Nhà văn Đặng Vương Hưng đã sưu tầm, biên soạn và viết lời giới thiệu và tổ chức xuất bản cho hơn 20 cuốn sách)... Các tác phẩm tiêu biểu của Tủ sách “Mãi mãi tuổi 20” đã được bạn đọc cả nước đánh giá cao: Những lá thư thời chiến Việt Nam (nhiều tập, nhiều tác giả), Tài hoa ra trận (Nhật ký của Liệt sĩ Hoàng Thượng Lân); Trở về trong giấc mơ (Nhật ký của Liệt sĩ Trần Minh Tiến); Nhật ký Vũ Xuân; Sống để yêu thương và dâng hiến (Tập thư của Liệt sĩ Hoàng Kim Giao); Trời xanh không biên giới (Nhật ký của Thương binh Đặng Sỹ Ngọc); Tây Tiến viễn chinh (Nhật ký của Liệt sĩ Trần Duy Chiến); Gửi lại mai sau (Nhật ký của Liệt sĩ Nguyễn Hải Trường)… Đặc biệt, 2 tác phẩm “Mãi mãi tuổi 20”“Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” đã trở thành hiện tượng trong đời sống chính trị xã hội của cả nước năm 2005. Nhật ký “Mãi mãi tuổi 20” của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã trở thành phong trào rầm rộ mang tên “Tiếp lửa truyền thống mãi mãi tuổi 20” của Thế hệ trẻ và các Cựu chiến binh do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp tổ chức trên quy mô cả nước. Năm 2005, Nhà văn Đặng Vương Hưng đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin tặng Bằng khen vì đã có công sưu tầm, biên soạn và giới thiệu cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi 20” của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Năm 2012, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác nhận kỷ lục gia: "Nhà văn Đặng Vương Hưng - Nhà văn Việt Nam đầu tiên tổ chức Cuộc vận động Sưu tầm và Xuất bản bộ sách "Những lá thư và nhật ký thời chiến Việt Nam". Cũng với Cụm công trình tác phẩm này, Nhà văn Đặng Vương Hưng vinh dự là một trong 3 tác giả (Lê Văn Ba, Đặng Vương Hưng và Minh Chuyên) được Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trao trao Giải Tôn vinh, giải cao nhất trong Cuộc vận động Sáng tác và Xét chọn các tác phẩm Văn học - Nghệ thuật 70 năm qua “Viết về đề tài Thương binh - Liệt sĩ và những người có công với Cách mạng”, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2017). Riêng “Tuyển tập NLTTCVN” là Công trình được Nhà văn Đặng Vương Hưng thực hiện trong thời gian 10 năm (2005 – 2015), tập hơn hơn 300 lá thư của 127 tác giả. Người viết thư thuộc đủ mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội: Từ Chủ tịch Nước đến nông dân, công nhân, bộ đội, thanh niên xung phong…Họ giống nhau ở một điểm là đều trực tiếp đi qua chiến tranh. Đặc biệt, đa phần các tác giả, nhân vật trong thư được giới thiệu trong cuốn sách đều là Liệt sĩ, hoặc Thương binh và khi cuốn sách này ra đời thì hầu hết họ đều không còn nữa. Bởi thế, nhiều lá thư không chỉ là kỷ vật vô giá, mà còn là di vật thiêng liêng, từng đặt trên bàn thờ của nhiều gia đình Việt Nam. TS, Nhà văn Lê Thị Bích Hồng (nguyên Phó vụ trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư) đã viết trong lời giới thiệu sách:“Tôi tin Tuyển tập “Những lá thư thời chiến Việt Nam” sẽ luôn mang thông điệp về cái đẹp, có giá trị rất cao về nội dung tư tưởng và mang tính nhân văn sâu sắc; có tác dụng lớn phục vụ phong trào và sự nghiệp Cách mạng; có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài trong đời sống nhân dân; đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ quốc và phát triển nhận thức xã hội; góp phần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc”. Còn tác giả cuốn sách cũng bộc bạch những điều gan ruột: “Những bức thư là những kỷ vật lịch sử của một thời, cho chúng ta biết những cảm xúc, suy tư của thế hệ ông cha trước những khoảnh khắc định mệnh của lịch sử, của đất nước và của cuộc đời mỗi con người. Cha ông ta đã sống như thế nào, đã yêu, đã hy sinh và cống hiến ra sao…? Tôi muốn góp một cách nhìn mới về chiến tranh, thông qua những tư liệu sống động và chi tiết nhất, nhằm khắc họa hình ảnh những con người với những số phận riêng biệt nhưng đã làm nên hơi thở hào hùng chung của cả thời đại. Những bi hùng, những ám ảnh trong chiến tranh, các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn học văn, những người quan tâm đến lịch sử truyền thống và văn hóa dân tộc rất cần biết… Điều đó sẽ giúp chúng ta hiểu thấu đáo hơn quá khứ, để tự xây dựng cho mình một lý tưởng sống, hoài bão sống đẹp hơn, có ích hơn cho đất nước và cuộc đời này”... Thông qua Hội thảo khẳng định được giá trị của Công trình khoa học này với các thế hệ bạn đọc hôm nay và mai sau.

BH.

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam