Phố cổ Hà Nội: Khi nét xưa đã nhạt nhòa

Du lịch, Hồn việt | 11:01:46 30/10/2017

TNV - Hà Nội làm người ta gợi nhớ đến những nét xưa, đến những tinh túy của văn hóa truyền thống mà không đâu có được. Điều đó đặc biệt đúng khi nhắc đến phố cổ Hà Nội. Tuy nhiên, khi cuộc sống con người thay đổi, những nét xưa ấy cũng dần phai nhạt, vẻ đẹp vốn có giờ trở nên xa lạ, thậm chí…tầm thường. Phố cổ Hà Nội được hình thành từ thời Lý - Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long xưa ra đến sát sông Hồng. Khu phố này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành nên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô.

1 Hà Nội thời Pháp thuộc

Ngày nay, để phân định những phố nghề đặc trưng ấy, Nhà nước ta đặt tên phố, tên đường theo tên các nghề thủ công của riêng mỗi phố. Thế nhưng, đó là khi nghề thủ công truyền thống còn phát triển mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu của dân ta xưa. Còn hiện tại, nhu cầu vật chất thay đổi, các sản phẩm buôn bán không còn tuân theo truyền thống làng nghề nữa, mà dần bị pha tạp các loại hàng hóa, dịch vụ hiện đại. Hiện tượng đó khiến cho phố cổ Hà Nội ngày nay trở nên "bất thường", đặc biệt là với những người không sống ở Hà Nội lâu năm. Bởi qua các phương tiện truyền thông, hình ảnh phố cổ Hà Nội vốn "cổ" một cách đúng nghĩa, nhưng khi trải nghiệm trực tiếp nhiều người tự hỏi, đây có phải là phố cổ không vậy?

2 Phố cổ "còn một nửa" là hiện trạng chung của Phố cổ Hà Nội

Còn đối với người sinh ra lớn lên trên đất Hà thành, phố cổ xưa chỉ còn là hoài niệm. Những ngôi nhà cổ xưa giờ dần trở thành các cửa hàng tạp hóa, tiệm salon, cửa hàng thời trang,… khiến hình ảnh phố cổ bị lai tạp không còn nguyên vẹn hình hài xưa. 3 Các dịch vụ mới làm thay đổi diện mạo Phố cổ cũng như lối sống của con người nơi đây

4 Cảnh vật thay đổi, con người cũng đổi thay Việc các mặt hàng đa chủng loại đổ vào khu vực này, cùng với các dịch vụ mới xuất hiện đã làm thay đổi diện mạo phố cổ cũng như lối sống của con người nơi đây. Ngày xưa Hàng Mã chủ yếu bán đồ thờ tự, cúng lễ thì bây giờ họ bán đủ loại, đặc biệt vào mùa Halloween (30/10) các gian hàng tràn ngập các loại phục trang, đồ trang trí phục vụ cho lễ hội Tây phương này.

5 Phố Hàng Mã luôn giữ gìn không khí "tâm linh"

  Phố Hàng Sắt nay chẳng còn nhưng đâu đâu trong phố cổ, bất kể "hàng" nào cũng có một dãy bán đồ kim loại gia dụng dù đó là Hàng Vải hay Hàng Vôi… đi chăng nữa. Nhiều ngôi nhà cổ kính dần bị thay thế bởi những dãy nhà kiến trúc kiểu mới khiến cho mỹ quan phố cổ trở nên rời rạc, giống như một giàn nhạc giao hưởng chơi mắc vô số lỗi vậy.

6 Cái mới đang dần thay thế cái cũ

Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ quá trình hội nhập của nước ta. Khi tiến hành mở cửa cải cách kinh tế 1986, chúng ta đã vô tình để văn hóa ngoại nhập xâm lấn, đánh bật văn hóa truyền thống mà không thể dung hòa. Và khi nhận ra, lối sống, lối nghĩ của con người đã thay đổi khiến việc gìn giữ văn truyền thống trở nên khó khăn. Với thực tế này, cùng với tốc độ đô thị hóa tăng mạnh trong tương lai (kì vọng của Chính phủ từ 65 - 75% năm 2030) cần có giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ văn hóa truyền thống, cải thiện lối sống con người. Điều quan trọng là phải kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại thì việc gìn giữ văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa phố cổ Hà Nội nói riêng mới đạt hiệu quả.

Phạm Tùng

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam