Dân nước nào ăn uống lành mạnh nhất?

Sức khỏe, Dinh dưỡng | 10:45:30 23/11/2017

TNV - Liên Hợp Quốc đã đang thực hiện một nghiên cứu quy mô toàn cầu mang tên NutriCoDE (Phân tích về bệnh dinh dưỡng và mãn tính) nhằm đánh giá chế độ ăn uống và thực phẩm đối với sức khỏe con người. Nghiên cứu tham khảo kết quả của hơn 300 cuộc khảo sát khác nhau liên quan đến chế độ ăn uống tại 197 quốc gia, của gần 4,5 tỷ người trưởng thành, đại diện cho 90% dân số thế giới, kết quả sơ bộ vừa được công bố trên tạp chí y học The Lancet của Anh. Anh chung Tiến sĩ Fumiaki Imamura, ở đại học Cambridge, người đứng đầu nghiên cứu cho biết, trước khi dự án nghiên cứu được bắt đầu nhiều người cho rằng các nước công nghiệp phát triển sẽ có thói quen ăn uống làm mạnh hơn các nước đang phát triển nhưng thực tế lại khác. Theo đó, nhiều quốc gia châu Phi, đứng đầu là Chad, Sierra Leone và Mali lại là những nước giành số điểm cao nhất về ăn uống làm mạnh, tiêu thụ nhiều trái cây, rau xanh và các loại hạt nguyên cám. Còn Armenia, Hungary và Bỉ là những quốc gia có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh nhất. Bỉ là nơi lạm dụng sôcôla và bánh quế, còn người Hungary lại nổi tiếng phàm ăn món garu (goulash), món tổng hợp nhiều đường nhiều mỡ.

A2 Tuy cuộc sống còn nghèo nhưng người dân châu Phi lại có thực đơn lành mạnh nhất

Đứng trên góc độ sức khỏe, từ năm 1990 trở lại đây tại các nước công nghiệp phát triển, thực đơn tuy giàu dưỡng chất nhưng thói quen ăn uống lại ít được cải thiện. Ví dụ, người Mỹ, Canada, Tây Âu, Australia và New Zealand lười ăn rau xanh trái cây, lạm dụng thực phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn, còn các nước đang phát triển vùng cận Sahara châu Phi và một số nước ở châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ cải thiện đáng kể nhờ ăn nhiều hoa quả và thực phẩm nguyên chất. Trong nghiên cứu NutriCoDE, các nhà khoa học đã tập trung đến 17 nhóm thực phẩm liên quan đến béo phì và các loại bệnh nan y như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và ung thư ở 197 nước. Nghiên cứu diễn ra trong 20 năm ở ba nhóm đối tượng, nhóm đầu dùng thực đơn được xem là lành mạnh (10 hạng mục trong số này) gồm trái cây, rau xanh, đậu đỗ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, sữa, chất béo không bão hòa dạng đa thể, cá, omega-3, và chất xơ…. Nhóm thứ hai, (gồm 7 thực đơn còn lại) mang tính không lành mạnh, gồm các loại thịt chưa qua chế biến, thịt chế biến sẵn, đồ uống ngọt, chất béo bão hòa, mỡ trans-fat (mỡ chiên đi chiên lại), cholesterol, và muối và nhóm ba dùng cả 17 thực đơn nói trên.

A3 Tuy giàu có nhưng các nước công nghiệp phát triển lại có thực đơn kém lành mạnh nhất Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học có tính đến các yếu tố cấu thành như địa bàn sinh sống, tuổi tác, giới tính, và thu nhập. Thang điểm được tính từ 0 - 100,  điểm số cao có nghĩa ăn uống lành mạnh. Các nước có thu nhập cao thường có thức ăn lành mạnh hơn so với các nước có thu nhập thấp nhưng chế độ ăn uống lại nghèo hơn do lạm dụng thực phẩm không lành mạnh, nhóm người già và phụ nữ có khẩu phần ăn ưu việt nhất, kết quả cụ thể: - 10 quốc gia có chế độ ăn lành mạnh nhất là Chad, Sierra Leone,  Mali, Gambia, Uganda, Ghana, Bờ biển Ngà, Senegal, Israel và Somalia - 10 quốc gia có chế độ ăn uống kém lành mạnh nhất: Armenia, Hungary, Bỉ, CH Séc, Kazakhstan, Belarus, Argentina, Turkmenistan, Mông Cổ và  Slovakia - 10 quốc gia ăn nhiều rau xanh trái cây nhất: Tunisia, Barbados, Cape Verde, Mauritius, Israel, Quatar, Síp, Seychelles, Mali và Grenada - 10 quốc gia sài nhiều thực phẩm junk-foods (không lành mạnh): Azerbajan,  Slovakia, CH Séc, Bỉ, tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc), Iceland, Belarus, Lithuania, Mỹ và  Nga,

KN

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam