10 hiệu ứng bất lợi do lạm dụng Protein

Sức khỏe, Dinh dưỡng | 09:50:35 04/06/2018

TNV - Protein (protit hay đạm) là thành phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, rất cần cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể. Nó cung cấp năng lượng và đóng vai trò quan trọng trong sản xuất horrmone, enzym, mô và nhiều chức năng khác. Tuy nhiên nếu lạm dụng protein dài kỳ cũng sẽ gây bất lợi. 2 1. Protein thay thế cơ bắp Theo nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống giàu protein sẽ làm giảm khối lượng cơ bắp, đặc biệt là chế độ ăn uống giàu protein nhưng lại thiếu carbohydrates. Chế độ ăn uống thiếu cân bằng này sẽ chuyển đổi ít năng lượng hơn và khi không tiêu hao nhiều calo, khối lượng cơ nạc sẽ bị suy giảm. Cơ bắp cần nhiều glucose từ carbohydrates để hoạt động, đặc biệt là các hoạt động cường độ cao, kể cả não bộ. Một khi nhu cầu năng lượng của cơ thể thấp, nếu vẫn tiếp tục ăn nhiều protein, chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe, phát sinh hiện tượng béo phì, dư thừa trọng lượng và phát sinh mệt mỏi kinh niên. 3 2. Tăng tính axít máu Nếu lạm dụng protein, cơ thể buộc phải dùng nhiên liệu riêng để bẻ gãy protein và chất béo. Quá trình trên sản xuất ra xeton (ketones), nhưng một số bộ phận của cơ thể như não lại không thể sử dụng chất béo làm nhiên liệu nên xuất hiện cơ chế nội bộ để kiểm soát việc sản xuất xeton. Thực đơn giàu protein phát sinh hiện tượng nhiễm axton axít (ketoacidosis). Đây là hiện tượng bất lợi dẫn đến tổn thương thận, nặng có thể gây tử vong. Ngắn hạn, hiện tượng này có thể làm tăng axít máu (máu chua), hiện tượng thường thấy là hôi miệng. 3. Tăng bệnh sỏi thận Chế độ ăn giàu protein được chứng minh gây bệnh sỏi thận cũng như nhiều vấn đề về thận. Lý do, thận đảm nhận việc lọc protein, nhưng một khi chế độ ăn giàu protein làm cho thận quá tải, sức khỏe thận nhanh xuống cấp. Theo nhiều nghiên cứu, protein động vật có hại nhiều hơn so với protein thực vật, vì có chứa nhiều purin, gián tiếp phát sinh sỏi thận. 4. Gây tổn thất xương Hàm lượng protein cao trong cơ thể sẽ phát sinh tình trạng rỏ rỉ canxi từ xương. Ngoài ra, canxi cũng có thể bị tổn thất qua đường nước tiểu và qua thận, giống như protein. Mất canxi trong nước tiểu tăng lên 55% ở những người duy trì chế đô ăn giàu protein nhưng lại ít carbohydrate. Vì ký do nói trên và để đảm bảo sức khỏe xương mọi người cần duy trì chế độ ăn uống căn bằng, khoa học và đủ chất, nhất là nhóm trung cao tuổi. 5. Gây táo bón Protein dư thừa gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, chế độ ăn uống protein cao còn gây nên tình trạng thiếu hụt chất xơ.  Đây chính là lý do gây táo bón kèm theo hội chứng ruột kích thích. Các nguồn phổ biến nhất của chế độ ăn uống giàu protein gồm cá, thịt, sữa và trứng…, tất cả nhóm thực phẩm này đều nghèo chất xơ. Vì vậy khi ăn nhiều thực phẩm nói trên cần bổ xung thức ăn thực vật như rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên cám sẽ có lợi hơn. 4 6. Gia tăng bệnh tim mạch Một chế độ ăn giàu protein thường có hàm lượng cholesterol xấu và chất béo bão hòa cao. Điều này góp phần làm tăng cholesterol LDL (mỡ máu xấu) và cuối cùng gia tăng bệnh tim mạch. Phần lớn thực đơn giàu protein thường thiểu hụt carbohydrate, chính sự mất cân bằng này lâu ngày sẽ gây hại cho tim. Đáng tiếc người trong cuộc lại nhận thức chưa hết cái bất lợi này, cứ ngỡ ăn nhiều thịt là tốt. 7. Gây thiếu hụt dinh dưỡng Do tập trung tuyệt đối vào protein, hoặc nghiện nhóm thức phẩm này nên dài kỳ dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Cơ thể chúng ta cần nhiều dưỡng chất như glucose và vitamin, khoáng chất để tạo năng lượng, giúp cơ thể tồn tại và phát triển bền vững. Nếu mất cân bằng về dinh dưỡng thì nhiều bộ phận sẽ không đảm nhận được chức năng vốn có, bị tổn thương, suy yếu, nhất là hệ miễn dịch. Theo nghiên cứu, thực đơn cân bằng đủ protein, glucose, acid béo và các vitamin… sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, sửa chữa nhanh các sự cố, giúp người trong cuộc sống vui, sống khỏe, và không cảm thấy mệt mỏi. 8. Trầm trọng thêm bệnh lý thần kinh Chế độ ăn giàu protein có thể làm tồi tệ một số bệnh mà con người thường mắc phải, nhất là bệnh tiểu đường. Chính điều này bệnh nhân tiểu đường cần ăn kiêng, nếu không sẽ gây hiện tượng nhiễm axton axít, làm trầm trọng thêm các triệu chứng thần kinh tiểu đường. 9. Tăng bệnh về túi mật Protein dư trong chế độ ăn uống giàu protein có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nan y liên quan đến túi mật,  như sỏi mật, ứ mật và viêm túi mật. Nếu mắc bệnh, không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hư hỏng túi mật, thậm chí phải cắt bỏ. Vì vậy những người ăn nhiều thịt thường mắc bệnh về túi mật cao hơn so với nhóm người ăn chay. 10. Gia tăng nguy cơ ung thư Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện thấy protein dư thừa có thể tạo ra nhiên liệu để  giúp tế bào ung thư tồn tại và phát triển. Một chế độ ăn uống giàu protein nhưng thiếu chất xơ và carbohydrate, đặc biệt là tiêu thụ nhiều thịt đỏ được xem là dễ mắc bệnh ung thư đại tràng. Ngoài ra,  quá trình nấu nướng, chế biến cũng được xem là tạo thêm chất gây ung thư vào cho thực phẩm.  Vì lý do này, những người có tiền sử mắc bệnh nan y, cần xem lại thực đơn, nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, đủ chất, nhất là sử dụng nguồn protein cho hợp lý.

KN (Theo Net/RD)

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam