Diễn đàn phát triển doanh nghiệp Việt Nam năm 2018

Thời sự, Kinh tế | 11:13:14 19/06/2018

TNV - Sáng ngày 19/6, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức “Diễn đàn phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2018” nhằm đánh giá thực trạng của doanh nghiệp Việt hiện nay.

anh 1 PGS. TS Lê Xuân Đình – Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Dự báo phát biểu khai mạc Diễn đàn

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) tính chung 4 tháng đầu năm 2018 cả nước có 41.265 DN đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 412 nghìn tỷ đồng, tăng 4,3% về số DN và tăng 11,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017; vốn đăng ký bình quân 1 DN thành lập mới đạt 10 tỷ đồng, tăng 6,8%. Nếu tính cả 749 nghìn tỷ đồng của gần 12,2 nghìn lượt DN thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2018 là 1.161 nghìn tỷ đồng. Tại Diễn đàn đã chỉ ra những tồn tại và kiến nghị để hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo dựng môi trường hoạt động an toàn, tiến bộ để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, bền vững hơn trong thời gian tới. Đánh giá về bức tranh doanh nghiệp, TS. Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết: Trong thời gian qua, quy trình khởi sự kinh doanh tiếp tục được đơn giản hóa nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí gia nhập thị trường. Kể từ năm 2017 đến nay, quy trình này bao gồm 8 bước và được hoàn thành trong khoảng 12 ngày làm việc, giảm 12 ngày so với năm 2016. Trong số các thủ tục hành chính thuộc quy trình khởi sự kinh doanh, đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục đã có những cải cách đáng kể.

anh 2 Tọa đàm đối thoại chính sách phát triển doanh nghiệp Đến nay, thời gian trung bình để các tỉnh cấp đăng ký doanh nghiệp là 2,36 ngày làm việc (quy định là 3 ngày), trong đó có tới 40 tỉnh thực hiện trong 2 ngày. Riêng 5 tháng đầu năm nay, nền kinh tế đón nhận thêm 52.322 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), muốn đạt mục tiêu như yêu cầu của Nghị quyết 19 của Chính phủ, môi trường kinh doanh Việt Nam cần phải tăng thêm 28 bậc nữa, để có thể đứng trong Top 40 thế giới.Mặc dù, chỉ số này của Việt Nam tăng mạnh trong năm vừa qua nhưng thực tế đó cho thấy kết quả của các biện pháp nhằm thực hiện cải cách là chưa đạt mong muốn. Doanh nghiệp chưa được thụ hưởng những sự hỗ trợ, phục vụ như ý. Theo ông Hiếu, vấn đề là không chỉ cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh mà phải tạo ra sự đột phá, hướng đến những mục tiêu thiết thực và hỗ trợ doanh nghiệp thực chất. Điều này đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì liên tục từ các cấp điều hành, Chính phủ đến chính quyền các địa phương, bộ, ngành một cách đồng bộ... Đặc biệt, cơ quan quản lý cần xác định rõ tâm quan trọng, có tinh chất quyết định của việc lựa chọn biện pháp phù hợp và việc tổ chức để hiện thực hóa mục tiêu, yêu cầu đề ra. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế (VCCI) nhận định:Số lượng doanh nghiệp thành lập cao kỷ lục; Việt Nam tăng hạng trong các xếp hạng thế giới như Doing Business 2015 (15 hạng), Năng lực cạnh tranh quốc gia (5 hạng). Hàng loạt chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp được ban hành (Đảng, Quốc hội, Chính phủ..); Cắt giảm điều kiện kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành được đẩy mạnh; Những chuyển động mạnh mẽ của các Bộ, ngành; Cải cách hành chính, chống tham nhũng có bước tiến, chất lượng điều hành cấp tỉnh được nâng cao…Từ đó, niềm tin vào tương lai kinh doanh, khát vọng tham gia thị trường được củng cố và nâng lên một bước quan trọng, thể hiện rõ về việc gia tăng số lượng doanh nghiệp mới đăng ký thành lập. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp xác nhận thái độ ứng xử của cán bộ cơ quan chức năng với doanh nghiệp thân thiện và nhiệt tình hơn trước, trong khi mức độ chi phí không chính thức của doanh nghiệp tư nhân cũng giảm khá rõ trong năm 2017 vừa qua (từ 66% xuống 59%). Tuy nhiên, thực tế cũng bộc lộ một số vấn đề đáng lo ngại, cần nhận diện rõ ràng để khắc phục càng sớm càng tốt. Đó là tình trạng quy mô trung bình của doanh nghiệp dân doanh ngày càng nhỏ, thiếu sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập và có sự cạnh tranh gay gắt. “Sức khỏe” của doanh nghiệp tư nhân nhìn chung vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể, các chuyên gia nhận xét. Hiện, doanh nghiệp tư nhân phải đối diện với nhiều yếu tố, quy định bất lợi về điều kiện kinh doanh. Đơn cử, các quy định về diện tích nhà xưởng, trang thiết bị chuyên dùng, quy định về nhân sự trong bộ máy quản lý, điều kiện về vốn hoạt động ...trong nhiều trường hợp lại bị đòi hỏi cao hơn, khắt khe hơn so với các đơn vị FDI hoạt động trong cùng lĩnh vực. "Bên cạnh đó, tâm lý và các ứng xử theo hướng tận thu, yêu cầu gia tăng sự đóng góp của khu vực doanh nghiệp tư nhân vào ngân sách vẫn tồn tại; đồng thời, còn có xu hướng tăng lên tại các cơ quan quản lý. Thuế luôn là gánh nặng, sức ép tài chính rất lớn đối với doanh nghiệp tư nhân…”, ông nhấn mạnh. Đây là một diễn đàn đa chiều, thảo luận về tình hình kinh tế và phát triển kinh doanh trên thế giới và Việt Nam, tổ chức sản xuất và cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng dần các sản phẩm mang hàm lượng giá trị gia tăng cao, động viên các doanh nghiệp có nhiều nỗ lực hơn trong phát triển kinh tế kinh doanh. Diễn đàn cũng là cơ hội quý báu để các nhà quản lý, lãnh đạo các bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp và nhà đầu tư nhìn lại toàn cảnh nền kinh tế và định hướng cho những năm tiếp theo.

An Nhiên

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam