Những bất lợi khi dùng fast food

Sức khỏe, Dinh dưỡng | 09:25:16 06/07/2018

TNV - Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, không ai phủ nhận tác dụng của thức ăn nhanh (fast food), như tiết kiệm thời gian, nhưng mặt trái lại không hợp lý về dinh dưỡng. Nếu lạm dụng dài kỳ có thể gia tăng bệnh tật và rút ngắn tuổi thọ, điều mà ngay cả người trong cuộc cũng chưa lường hết. 1. Dễ bị béo phì Lunch break Béo phì là căn bệnh có quá nhiều mỡ trong cơ thể, nó không giống thừa cân, trong đó có lý do lạm dụng thức ăn nhanh, nhiều đường, mỡ và calo. Theo nghiên cứu, ngay cả khi ăn một lượng nhỏ thức ăn nhanh cũng có thể làm tăng calo cho  cơ thể. Thức ăn nhanh làm mất đi thói quen ăn uống lành mạnh, nên những người nghiện thức ăn nhanh rất ít ăn các loại trái cây, rau, sữa.., lâu ngày phát sinh tăng cân béo phì. 2. Gia tăng bệnh tim mạch 2 Những người nghiện thực phẩm ăn nhanh, dùng trên 4 lần/tuần, có nguy cơ tăng tử vong vì bệnh tim mạch tới 80% so với người không hoặc ít dùng thức ăn nhanh. Lý do, thức ăn nhanh giàu chất béo bão hòa hoặc mỡ trans-fat (mỡ chiên đi chiên lại), thủ phạm gây ắc nghẽn động mạch, và lâu ngày làm cho cholesterol (mỡ máu) tăng vọt. 3. Dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 3 Gần đây, thức ăn nhanh đã trở thành bạn đồng hành cho nhóm người bận rộn, không mất nhiều thời gian, không tốn kém so với nấu ăn truyền thống. Nhưng mặt trái, làm tăng bệnh tiểu đường tuýp  2, căn bệnh gây nên bởi lối sống thiếu khoa học, ít vận động, do béo phì, ăn nhiều thực phẩm chứa đường, mỡ, chế biến quá kỹ. Tất cả những nguyên nhân này đều có chung nguồn gốc từ ăn uống mà ra. 4. Gia tăng bệnh loét dạ dày Loét dạ dày còn được gọi là bệnh PUD hoặc viêm loét dạ dày tá tràng, căn bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hóa. Trong gần 100 năm trở lại đây, giới y học cho rằng căng thẳng (stress), thức ăn cay, và rượu là thủ phạm gây ra căn bệnh này, trong đó có sự góp mặt của thứ ăn nhanh như pizza, chips, và các món ăn tẩm muối. 5. Xa lánh bữa ăn gia đình Thức ăn nhanh là thủ phạm gây "chia rẽ" không khí trong các bữa cơm truyền thống gia đình, làm cho các thành viên gia đình ít có cơ hội gặp nhau và cuối cùng làm cho tình cảm phai nhạt. Thay vì những bữa cơm ấm cúng, nay với thức ăn nhanh mọi người có thể vừa ăn vừa làm việc hay vừa ăn vừa lái xe, đi bộ hoặc làm các công việc khác. 6. Đảo lộn lịch ăn uống truyền thống 6 Để giúp cơ thể khỏe mạnh, người ta phải ăn đúng giờ, đúng bữa, đủ khẩu phần và thành phần dinh dưỡng nhưng thức ăn nhanh đã làm đảo lộn mọi thứ. Trước tiên, đảo lộn giờ giấc, người ta có thể ăn bất cứ lúc nào, bao nhiêu lần nếu muốn, không có cả cơ hội để nghỉ ngơi sau ăn như ăn uống thực phẩm truyền thống. Về lâu dài, nó phá vỡ những quy tắc, thói quen có lợi, phát sinh nhiều bệnh nan y như ung thư, tim mạch, tiểu  đường hoặc những căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá. 7. Phí tiền 7 So với thực phẩm truyền thống, thức ăn nhanh ngốn quá nhiều tiền. Những người có thu nhập thấp khó có khả năng sử dụng liên tục loại thức ăn này. Vừa mất nhiều tiền lại mất cả sức, nhất là những căn bệnh nan y, bệnh mãn tính phải điều trị cả đời. 8. Đánh cắp tính ngon miệng Thực phẩm truyền thống thường rất đa dạng, nhiều món, nhiều thành phần mà thức ăn nhanh không có. Nếu cứ sử dụng thức ăn nhanh liên tục sẽ bị đánh cắp tính ngon miệng, gây rối loạn tiêu hóa, thậm chí cả ngộ độc thực phẩm. Chưa hết,  thức ăn nhanh không đáp ứng hết các nhu cầu của cơ thể, và khi quay lại dùng thực phẩm truyền thống sẽ không còn khả năng thưởng thức được cái ngon, hương vị gốc của thực phẩm như trước đây nữa. 9. Thiếu hụt dưỡng chất thiết yếu 9 Thực phẩm cân bằng có chứa tất cả các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể . Trong khi đó, thức ăn nhanh lại không có được các tiêu chí này, đôi khi lại có quá nhiều hoặc quá ít dưỡng chất quan trọng, hoặc thừa các thành phần gây bất lợi như mỡ, đường và phụ gia... 10. Làm tăng stress 10 Thực phẩm giàu chất béo là thủ phạm gây nhiều loại bệnh nan y liên quan đến tim mạch, gan và các bộ phận quan trọng khác của cơ thể. Ngoài ra, nó còm làm tăng căng thẳng (stress), nhất là khi dung nạp quá nhiều chất béo, đường vào cơ thể. Giống như các loại thực phẩm có chứa cafein (như cà phê, trà, cola và sôcôla), bột mì trắng, muối, chất béo bão hòa, món ăn chế biến quá kỹ,  thức ăn nhanh có chứa nhiều phụ gia tổng hợp, chất bảo quản, nhũ hoá, chất làm đậm đặc, chất ổn định hay hỗ trợ hương vị... thủ phạm gây kích thích và làm tăng stress. Chính vì vậy giới ẩm thực gọi thức ăn nhanh là “pseudostressors” hay “sympathomimetics”, có nghĩa thực phẩm làm tăng căng thẳng cho con người.  

Bắc Giang

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam