Hội thảo hưởng ứng Ngày Viêm gan C Thế giới 2018 với chủ đề “Viêm gan C - Xét nghiệm và điều trị sớm”

Sức khỏe, Tư vấn | 09:40:10 18/07/2018

TNV - Chiều ngày 17/7 tại Hà Nội, hưởng ứng ngày Viêm Gan C Thế giới – 28 tháng 7, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng SCDI đã tổ chức Hội thảo “Viêm gan C: Căn bệnh không loại trừ một ai”. 

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể. Nó có chức năng rất quan trọng và phức tạp đối với cơ thể con người. Viêm gan là tình trạng viêm ở gan, có thể tự khỏi hoặc tiến triển thành xơ hóa (sẹo ở gan), xơ gan hoặc ung thư gan. Bệnh viêm gan vi rút C (gọi tắt là viêm gan C – VGC) là một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh ít có triệu trứng biểu hiện ra bên ngoài cho đến khi tiến triển thành xơ gan hay ung thư gan.

20180717_140939 PGS.TS Đỗ Duy Cường - Khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ Tại hội thảo.

Theo ước tính, trên thế giới hiện nay có khoảng 170 triệu người nhiễm vi rút VGC mạn tính, mỗi năm có khoảng 3 – 4 triệu ca mắc mới. Còn tại Việt Nam có khoảng trên 2 triệu người mắc bệnh tập trung chủ yếu ở những người tiêm chính ma túy (có thể lên tới 97%). Số người nhiễm VGC cao gấp 4 - 5 lần so với số người nhiễm HIV.

Phát biểu tại hội thảo PGS.TS Đỗ Duy Cường (Khoa truyền nhiễm – Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ: “Trước đây việc điều trị căn bệnh này vô cùng khó khăn, người bệnh và gia đình phải chi trả một số tiền rất lớn cho việc chữa trị do thuốc có giá thành rất cao. Nhưng hiện nay việc chữa trị đã đễ dàng hơn nhiều. Trong các hội nghị về Viêm gan thì viêm gan C luôn là vấn đề được thế giới quan tâm. Ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm Viêm gan C trong cộng đồng chiếm 1 -3% dân số (mức trung bìn so với thế giới). Khoảng 100 triệu người thì có khoảng 2 triệu người nhiễm viêm gan C tuy nhiên bệnh này tiến triển âm thầm và hầu như không có triệu chứng bởi vậy, việc phát hiện người nhiễm Viêm gan C rất thấp, trên 90% người nhiễm không phát hiện ra bệnh”.

Mặc dù là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng hiện nay viêm gan C vẫn đang tồn tại nhiều khó khăn trong phát hiện sớm cũng như điều trị. Ngoài việc người dân không biết mình bị bệnh để đi khám thì các nhận thức của y, bác sĩ cũng như nhân viên y tế, nhiều người vẫn cho rằng căn bệnh này không nguy hiểm, không có điều kiện xét nghiệm cũng như không nghĩ đến. Sàng lọc các bệnh vi rút viêm gan hiện nay vẫn chủ yếu là xét nghiệm viêm gan B hoặc tổng kiểm tra sức khỏe thì thường cho làm các xét nghiệm viêm gan B nhiều hơn viêm gan C.

Đồng thời, mặc dù các xét nghiệm sàng lọc bệnh hiện nay không quá khó khăn, không quá tốn kém về mặt chi phí, chỉ khoảng trên dưới 100 nghìn đồng là có thể phát hiện ra bệnh, tuy nhiên chi phí đó cũng vẫn là một trong những trở ngại đối với một số bộ phận người dân. Có những nơi người dân vẫn không đủ điều kiện để làm các xét nghiệm sàng lọc do đó nên đưa xét nghiệm sàng lọc vào các chương trình bảo hiểm để tăng cường phát hiện sớm.

Cùng với đó, đã phát hiện sớm rồi thì phải đưa người bệnh vào tiếp cận với điều trị. Việc phát hiện sớm, điều trị sớm có thể đem lại tỷ lệ thành công cao cũng như không để lại những di chứng về sau do căn bệnh này đem lại.

“Khi số lượng phát hiện thấp những người được tiếp cận điều trị cũng rất thấp, ước tính có 10% được tiếp cận điều trị. Do đó, phải làm thế nào để tăng cường sàng lọc phát hiện bệnh sớm cũng như tiếp cận điều trị sớm là trách nhiệm của cơ quan quản lý cũng như các nhà chuyên môn”, bác sĩ Cường nhấn mạnh. Chính vì vậy, chủ đề của Ngày Viêm gan C Thế giới năm nay là “Viêm gan C - Xét nghiệm và điều trị sớm”.

Đối với những người bị nhiễm vi rút viêm gan C, tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Giáo dục và tư vấn về các lựa chọn cho việc chăm sóc và điều trị; Tiêm vắc xin viêm gan A và B để dự phòng đồng nhiễm từ các vi rút này để bảo vệ gan của họ; Quản lý, điều trị sớm và thích hợp bao gồm cả điều trị kháng vi rút nếu có chỉ định; Theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm bệnh gan mãn tính.

BH

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam