Thái Nguyên: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Thời sự, Xã hội | 10:49:54 22/08/2018

TNV - Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW và Chương trình hành động số 25-CTr/TU ngày 28/10/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả quan trọng trên các mặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội và ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc; có diện tích tự nhiên 3.533 km2, dân số trên 1,2 triệu người, trong đó có gần 70% dân số ở nông thôn. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính (02 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện) với 180 xã, phường, thị trấn; trong đó, có 124 xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, 62 xã là ATK và ATK đặc biệt, có 36 xã đặc biệt khó khăn theo tiêu chí của Chính phủ.

Tổng giá trị nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2017 đạt 7.231 tỷ đồng tăng 2.899 tỷ; giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2017 đạt 12.515 tỷ đồng tăng 5.656 tỷ đồng so với năm 2008; giá trị sản phẩm/1ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 91,4 triệu đồng/ha tăng 47,4 triệu đồng; tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định 50%; tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 89% tăng 21% so với năm 2008;

Thu nhập bình quân đầu người dân khu vực nông thôn đạt 33,84 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 4 lần; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62,78%, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2008...

Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, nhận thức của cán bộ và nhân dân được nâng lên; các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn có bước phát triển mạnh mẽ, từng bước đáp ứng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; toàn tỉnh có 68/143 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Kết quả thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cơ bản đảm bảo các mục tiêu đề ra đến năm 2020. Tỉnh Thái Nguyên phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt bình quân 4%/năm trở lên; tiếp tục duy trì nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, đóng vai trò trong việc đảm bảo đời sống dân cư và ổn định xã hội; Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi và sử dụng hiệu quả lao động nông thôn; Phát triển hài hòa giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ; Khai thác tiềm năng, điều kiện sinh thái của mỗi vùng để hình thành các vùng sản xuất tập trung, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; Xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, quốc tế đối với sản phẩm nông sản như chè cao cấp;

Đồng thời nâng cao trình độ nguồn nhân lực, từng bước làm chủ công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm an toàn thực phẩm, giá trị cao để tăng thu nhập và hiệu quả trên 01 ha đất nông nghiệp. Quan tâm đầu tư hình thành và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao; Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn gồm: giao thông, điện, nước, thủy lợi...; Mở rộng các loại hình dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo ở khu vực nông thôn; Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng ổn định 50% trở lên; Tập trung huy động các nguồn vốn để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2020 có 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; Tập trung huy động các nguồn vốn để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2020 có 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; nâng cao thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn năm 2020 đạt 36 triệu đồng/người/năm.

Theo đó, tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt bình quân khoảng 3,5-4%/năm thời kỳ 2021 - 2030; trong đó, ngành nông nghiệp tăng 3,8%/năm (trồng trọt tăng 0,8%/năm; chăn nuôi tăng 5,9%/năm; dịch vụ tăng 4,9%/năm); lâm nghiệp tăng 7,2%/năm; thủy sản tăng 6,6%/năm. Cơ cấu ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản là: nông nghiệp 89%; lâm nghiệp 6%; thủy sản 5%. Đến năm 2030 có 70% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, tỉnh Thái Nguyên đặt ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện, trong đó tập trung vào việc đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; Phát triển mạnh các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa văn minh, hiện đại, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nông thôn, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc,…

Ngọc Khanh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam