Trầm cảm sau sinh: Khi những người mẹ trở thành sát nhân

Sức khỏe, Tư vấn | 15:20:06 22/08/2018

TNV - Lo lắng, mệt mỏi, buồn chán, luôn ám ảnh mình là một người mẹ tồi là những biểu hiện đáng báo động của căn bệnh trầm cảm sau sinh.

Cách đây không lâu, vụ án người mẹ trẻ ra tay sát hại đứa con thơ chỉ mới 33 ngày tuổi tại xã Hữu Bằng, Thạch Thất,Hà Tây đã từng gây chấn động. Người ta bàng hoàng, người ta căm phẫn không chỉ bởi đó là một vụ giết người mà là bởi nạn nhân là một  đứa trẻ mới lọt lòng còn hung thủ lại chính là người mẹ ruột - người mà những  tưởng sẽ yêu thương, nâng niu đứa trẻ hết mực. Thế nhưng, sau khi nguyên nhân được tiết lộ thì nhiều hơn ấy là sự thương cảm với một người mẹ bất hạnh.

Trầm cảm sau sinh là hiện tượng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Nhiều người sẽ tự đặt câu hỏi là tại sao y học ngày càng phát triển thế nhưng những căn bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và những căn bệnh tâm lí lại ngày một nghiêm trọng hơn? Có lẽ, nhịp sống quá gấp, quá vội, những áp lực về vật chất liên tục đè nặng lên vai mỗi người khiến người ta quên mất cần phải sẻ chia, những nỗi lo, nỗi buồn cũng dần dần mà tích tụ, rồi đến một ngày “giọt nước tràn ly” họ tự tìm cho mình một sự giải toả bằng cách này hay cách khác, chỉ có điều cũng toàn là những cách tiêu cực mà thôi. Có những người vượt qua giai đoạn tăm tối ấy bằng cách tự thương tổn mình, cũng có những người trút những uất hận dồn nén ấy lên chính những người yêu thương. Biết bao vụ án mạng sát hại con thơ mà nạn nhân là chính mẹ ruột đã xảy ra. Thử hỏi có nguười mẹ nào mà không thương con? Đứa con mình thai nghén, dứt  ruột đẻ ra yêu thương, nâng niu còn không hết, nào có ai nỡ sát hại chính con mình bao giờ. Có như thế mới hiểu trầm cảm sau sinh đáng sợ và đau đớn đến mức khiến người mẹ có thể trở thành sát nhân trong tích tắc. Người tạo ra sự sống trên trái đất này lại có thể trở thành người tước đoạt sinh mệnh người khác một cách gọn lẹ, tàn nhẫn và nhanh chóng hơn cả sát thủ.

Trầm cảm sau sinh là bệnh lí mà phải dùng thuốc mới khỏi dứt điểm chứ không phải là căn bệnh có thể giải quyết nhờ bác sĩ tâm lí. Có hàng vạn nguyên nhân để dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh nhưng nguyên nhân phổ biến nhất chính là sự mất cân bằng về tâm lí khi họ vừa trải qua một cuộc “vượt cạn” đau đớn mà cũng rất mực thiêng liêng. Giống như người đi cầu khỉ lần đầu, họ chênh vênh với cảm xúc của chính mình, tiến không được mà lùi cũng chẳng xong. Họ lo sợ mình không làm tốt được vai trò của người mẹ, cảm thấy mình bất lực khi đứa trẻ quấy khóc mỗi dêm, cảm thấy bó buộc, tù túng khi đang quen với những cuộc phiêu lưu mà giờ đây phải giam mình trong 4 bức tường bởi kì ở cữ. Một khi đã rơi vào trạng thái trầm cảm họ ngại chia sẻ vì sợ mọi người rao giảng đạo đức, bởi thế họ luôn thấy mình lạc lõng, bất lực, cô đơn và cái chết sẽ thường trực mỗi ngày. Lời nói của chúng ta có sức mạnh vô hình, có thể cứu vớt một người đang lạc lối nhưng cũng có thể giết chết một sinh mệnh đang ngắc ngoải. Trầm cảm sau sinh thực chất là một cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa niềm hạnh phúc đột ngột khi đứa trẻ chào đời với những áp lực theo đó mà sản sinh. Cuộc đấu tranh trong nội tại chính mình bao giờ cũng dai dẳng và khốc liệt.

Có người đã từng nói: “Khi bạn thấy ai đó quyết định sai lầm và gặp rắc rối, có lẽ họ cần sự giúp đỡ và cảm thông của bạn chứ không phải là sự phán xét”. Yên lặng lắng nghe họ sẻ chia sẻ đã là quá đủ. Đôi khi im lặng chính là phương thức an ủi hữu hiệu nhất. Khi bạn lắng nghe, bạn không chỉkhiến họ thấy mình không lạc lõng mà còn trao cho họ sự tự tin để họ tự lắng nghe tiếng nói trong tâm hồn, dũng cảm đối diện với nó như một căn bệnh thông thường.

Thúy Quỳnh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam