6 giả thiết và sự thật liên quan đến thói quen đi bộ

Sức khỏe, Tư vấn | 08:13:03 05/09/2018

TNV - Đi bộ là một trong những thói quen tốt, dễ thực hiện, giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ngộ nhận dẫn đến việc luyện tập chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Giả thiết 1: Đi bộ nhanh hoặc chạy bộ đốt nhiều calo hơn so với tốc độ vừa phải?

Sự thật: Tốc độ chỉ có tác động rất nhỏ đến lượng calo tiêu thụ tính trên mỗi dặm dài (1 dặm = 1,6km). Nếu đi bộ nhanh hoặc chạy thì lượng calo đốt cháy tương đương nhau. Mức trao đổi chất quy đổi, gọi chung là chỉ số MET của các hoạt động thể chất được dựa trên mức calo tiêu thụ trên một kilogam trọng lượng mỗi giờ. Ví dụ, đối với người nặng 68 kg ngồi tĩnh lặng đốt cháy 1 MET/giờ. Nếu đi bộ nhanh, tốc độ 12 phút/dặm hoặc 5 dặm mỗi giờ, thì đốt cháy chính xác là 8 MET. Calo tiêu thụ mỗi dặm và calo tiêu thụ mỗi giờ giống hệt nhau. Đi bộ với tốc độ khác nhau đốt cháy từ 2-8 MET, còn chạy với tốc độ khác nhau đốt cháy  8-18 MET.

Như vậy tốc độc không quan trọng mà lượng calo tiêu thụ mỗi dặm phụ thuộc chủ yếu vào trọng lượng của cơ thể, nếu trọng lượng nặng thì mức độ đốt cháy calo nhiều hơn so với người mảnh mai. Cách khôn ngoan nhất để đốt cháy nhiều calo là nên đi bộ hoặc chạy bộ xa, chứ không quan tâm đến trọng lượng cơ thể. Nếu đi bộ nhanh hoặc chạy thì thời gian luyện tập sẽ rút ngắn lại so với đi bộ tốc độ ôn hòa. Ngoài ra, mọi người có thể đốt cháy nhiều calo cho mỗi dặm, nếu biết cách sử dụng kỹ thuật racewalking, mang thêm vật nặng vì nó huy động nhiều cơ bắp hơn so với đi bộ thông thường.

Giả thiết 2: Giày đi bộ là tốt hơn giày chạy?

Sự thật: Trên thị trường có những loại giày dùng cho đi bộ được thiết kế tốt, chất lượng đảm bảo, nhưng lại có không ít sản phẩm dán nhãn là giày đi bộ nhưng lại quá nặng, quá cứng, đệm dày nên không phù hợp cho mục đích đi bộ. Nhiều người có kinh nghiệm  thường dùng loại giày linh hoạt, có đế thấp phù hợp với thói quen đi bộ hàng ngày.

Giả thiết 3. Đi bộ không thực sự tốt cho sức khỏe, mọi người cần phải tập luyện nhiều hơn?

Sự thật: Nhiều nghiên cứu cho thấy đi bộ 30-60 phút mỗi ngày, tốc độ vừa phải tốt cho sức khỏe, giảm được nhiều căn bệnh nan y cho con người.

Tập thể dục cường độ cao có sức hấp dẫn riêng, nhất là cho nhóm người có cá tính thích cạnh tranh. Nhưng việc luyện tập cường độ cao, ra nhiều mồ hôi có thể gây bất lợi cho sức khỏe, nhất là sau đó lại duy trì cuộc sống tĩnh tại, ít vận động. Vì vậy, đi bộ được xem là bài tập “bền vững” suốt đời, rẻ tiền ai cũng có thể làm được, giúp duy trì cuộc sống luôn luôn ở trạng thái vận động.

Giả thiết 4. Có phải uống nhiều nước mỗi ngày, đặc biệt là khi đi bộ?

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Sự thật:  Hướng dẫn mới cho các bài tập bền sức là "uống khi khát." Trong thực tế có nhiều người lại không uống đủ nước, hoặc có người lại uống quá nhiều nước và phát sinh hiện tượng được giảm natri huyết (muối trong máu thấp). Vì vậy uống khi khát được xem là hướng dẫn mang tính hợp lý nhất, đặc biệt nên:

Một giờ trước khi đi bộ, uống một ly nước.

Trong khi đi bộ cứ nửa giờ uống một ly nước (khoảng 230 gam), hoặc thường xuyên hơn nếu thấy khát.

Nếu đi bộ trên 2 giờ, có thể uống nước thể thao để bổ xung muối cho cơ thể (chất điện giải) và nên uống khi khát.

Trước và sau luyện tập nên cân trọng lượng. Nếu tăng cân, chứng tỏ đã uống quá nhiều nước. Nếu bạn bị mất trọng lượng, chứng tỏ uống không đủ nước.

Giả thiết 5. Có nên sử dụng trọng lượng bổ xung để tăng hiệu quả khi đi bô?

Sự thật: Giới vật lý trị liệu không ủng giải pháp mang trọng lượng trên cổ tay, mắt cá chân, hoặc đi giày nặng…, nó có thể làm gia tăng chấn thương khi luyện tập. Để làm tăng hiệu quả khi luyện tập, nên bổ xung trọng lượng cho phần trên của cơ thể, giúp đứng hoặc ngồi thuận lợi, tăng hiệu quả làm thon cơ thể, cũng như giải tỏa căng thẳng phần hông, đầu gối và mắt cá chân.

Giả thiết 6. Ai cũng có thể đi bộ hoặc chạy marathon sau 3 đến 6 tháng đào tạo?

Sự thật: Điều quan trọng mọi người phải có hành trang trước khi được đào tạo marathon. Nên đi bộ thường xuyên từ 3-4 dặm mỗi tuần, tăng lên 6-8 dặm trước khi tham gia chạy marathon. Nếu chưa đi bộ bao giờ thì không nên tham gia marathon, phải có thời gian quá độ ít nhất 9 tháng đến 1 năm  đi bộ sau đó quen dần và chuyển sang marathon được. Trong khi một số người có thể chạy marathon sau 3-6 tháng đào tạo, nhưng nguy cơ chấn thương vẫn còn tiềm ẩn, vì vậy để giảm rủi ro mọi người phải qua giai đoạn đi bộ hoặc chạy bộ cho nhuần nhuyễn.

Khắc Nam

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam