Hội thảo văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

Doanh nhân, Hội nhập | 15:31:04 18/09/2018

TNV - Ngày 18/9 tại Hà Nội, được sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Văn hóa phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cùng các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Văn hóa Doanh nghiệp và Đạo đức kinh doanh”.

Hội thảo được tổ chức nhằm tao ra diễn đàn với sự trao đổi thẳng thắn, đa chiều về văn hóa, đạo đức, trách nhiệm xã hội, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó tạo môi trường thuận lợi nhằm cải tạo, xây dựng và phát huy văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước.

PGS. TS Đỗ Minh Cương – Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Doanh nghiệp phát biểu tham luận

Tham dự Hội thảo có đại diện Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện các Bộ, Ban, ngành, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cùng đại biểu đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp trên cả nước.

Doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, mẫu mã sản phẩm mà còn bằng uy tín, thương hiệu và đạo đức kinh doanh.

Tại Hội thảo, PGS. TS Đỗ Minh Cương – Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Doanh nghiệp đã chia sẻ về Xây dựng văn hóa doanh nghiệp thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0. Ông cho biết: Việc xây dựng và quản trị VHDN của Việt Nam trong tương lai cũng phải được kiến tạo, chuẩn hóa theo bốn nguyên tắc sau: Tăng cường giao tiếp, tương tác; Minh bạch thông tin; Công nghệ hỗ trợ và Phân quyền ra quyết định.

Toàn cảnh Hội thảo

Ngoài ra ông còn đề nghị bổ sung thêmnguyên tắc thứ năm: Là nguyên tắc chỉ đạo về quan điểm, thái độ và cách tiếp cận về sự đầu tư, phát triển công nghiệp và nền kinh tế 4.0. Đó là: Sự phát triển các công nghệ và mô hình kinh doanh mới phải tuân thủ các nguyên tắc và nghĩa vụ đạo đức, nhân văn. Công nghiệp, máy móc là để phục vụ con người và vì sự phát triển toàn diện của con người. Chúng ta không được phép chỉ vì lý do duy nhất là nâng cao hiệu quả, theo đuổi lợi nhuận mà đẩy hàng vạn, hàng triệu công nhân mất việc ra đường; cần cho họ có cơ hội và được hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp, di chuyển sang các công việc khác có mức thu nhập ít nhất là không kém nhiều so với ở chỗ làm cũ. (Viễn cảnh 4.0 sẽ không còn tốt đẹp nếu xuất hiện tình trạng để người có tình nhân và kết hôn với robot thông minh, con người phải phục vụ các sếp là robot...).

Còn Ông Phạm Đức Bình – CEO Công ty Cổ phần Công nghệ BNC Việt Nam cho rằng: Trong doanh nghiệp ngày nay, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào thì xây dựng văn hoá doanh nghiệp đều là nhiệm vụ bắt buộc phải làm nếu muốn phát triển bền vững. Trong đó sự tác động của thương hiệu tới văn hoá là vô cùng to lớn.

Ông Lê Minh Tuấn – Nhà huấn luyện Actioncoach tại Việt Nam – Giám đốc Công ty TeamUp khẳng định: Hãy xây dựng nền gía trị văn hóa cho doanh nghiệp của chính mình, tuân thủ theo những giá trị đạo đức chuẩn mực và doanh nghiệp của bạn sẽ phát triển bền vững.

Hội thảo là cơ hội quý báu để các doanh nhân, đại diện các doanh nghiệp, các chuyên gia kinh tế và văn hóa gặp gỡ, thảo luận, đồng thời từ đó tiếp tục hoàn thiện thể chế về kinh tế xã hội, tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, cùng với đó là tăng cường phổ biến pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế tới từng doanh nghiệp nhằm ngăn chặn, trừng phạt những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gian lận, làm ăn phi pháp, phi văn hoá gây tổn hại tới các doanh nghiệp.

Hiếu

 

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam