Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020: Vươn tới những tầm cao

Thời sự, Pháp luật | 03:35:00 13/11/2018

TNV - Nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tài sản trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực của các chủ thể trong quá trình xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngày 14 tháng 06 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1062/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 – 2020. Tài sản trí tuệ và những kiến thức cần biết Tài sản trí tuệ hay có khi còn gọi là sở hữu trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp,... Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên bao gồm có 3 loại:Loại thứ nhất là quyền tác giả và quyền liên quan tới tác giả; Quyền thứ 2 là quyền sở hữu công nghiệp; Quyền thứ 3 là quyền đối với giống cây trồng.Hiện nay, tổ chức chuyên trách về quyền sở hữu trí tuệ là Tổ chức Sở hữu Trí tuệThế giới (WIPO). Bên cạnh đó,  Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng có quyền  điều chỉnh những khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại. Ý nghĩa của việc bảo vệ, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ Đó là do sự thay đổi trong cơ cấu các yếu tố tạo nên giá trị hàng hoá. Ở thời kỳ sản xuất nông nghiệp, phần lớn giá trị của nông sản là do lao động cơ bắp của người nông dân bỏ ra. Đến thời đại công nghiệp, máy móc đã dần dần thay thế lao động cơ bắp trong tỷ lệ giá trị hàng hoá. Ngày nay, khi mà nhiều nước đã chuyển sang nền kinh tế tri thức thì hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm và dịch vụ ngày càng lớn lên, trở thành một yếu tố quyết định tính cạnh tranh. Một container máy điện thoại di động có giá trị lớn hơn một container xe máy, và càng lớn hơn giá trị của một container sắn lát. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, tài sản trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa có chiều hướng thuyên giảm. Nhiều hàng hóa trong nước có uy tín bị làm giả, làm nhái. Điều này gây thiệt hại cho người tiêu dùng, xâm phạm quyền của các chủ sở hữu, làm cho các doanh nghiệp sụt giảm về doanh số và lợi nhuận. Do vậy, quyền sở hữu trí tuệ càng được người ta chú trọng bảo vệ, phát triển và khai thác. Mục tiêu và nội dung Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 Chương trình nhằm thực hiện 6 mục tiêu:
  1. Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tài sản trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
  2. Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho khoảng 1000 cá nhân, tập trung vào các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp.
  3. Hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 50 sáng chế/giải pháp hữu ích của Việt Nam.
  4. Hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho ít nhất 70 sản phẩm đặc thù của địa phương, sản phẩm làng nghề mang địa danh.
  5. Hỗ trợ ít nhất 100 doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ.
  6. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước đối với các sản phẩm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nội dung chương trình:
  1. Nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ: - Hỗ trợ thiết kế, xây dựng bộ công cụ tra cứu, các gói thông tin sở hữu trí tuệ chuyên ngành và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ; hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ…
  2. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ: Đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với các sản phẩm, dịch vụ, ưu tiên các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới; Quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương mang địa danh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; …
  3. Hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ: - Định giá, kiểm toán tài sản trí tuệ, tập trung vào các đối tượng là sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu của các doanh nghiệp…
  4. Hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân được hình thành từ thực tiễn: Hỗ trợ hoàn thiện, khai thác, áp dụng các tài sản trí tuệ và thành quả sáng tạo, đặc biệt là các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân có tính ứng dụng cao, khả năng áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cộng đồng; vinh danh, khen thưởng các cá nhân điển hình có tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo được áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội.

Bài: Bích Ngọc-Huy Hoàng

 

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam