Về xứ “Phù Hoa” ngắm những đồi cam chín vàng đung đưa trong gió

Du lịch, Hồn việt | 01:55:12 17/11/2018

TNV - Về Phù Yên – vùng đất mà hơn 500 năm trước được vua Lê Thái Tổ ra chiếu gọi là châu Phù Hoa của núi rừng Tây Bắc – vào những ngày cuối năm này, chúng ta được chiêm ngưỡng những vườn đồi cây trái đẹp như trong chuyện cổ tích, với cơ man nào là cam, là bưởi cùng khoe sắc tỏa hương chín vàng đung đưa ngay bên đường, tưởng như chỉ khẽ chạm tay là hái được.

Nhằm tôn vinh sản phẩm “Cam Phù Yên” và những người nông dân trồng cam cũng như bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện; đồng thời, quảng bá tiềm năng thế mạnh du lịch địa phương, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, mở ra cơ hội hợp tác tiêu thụ sản phẩm cam, góp phần tạo việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người nông dân trồng cam trong huyện. Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc gắn với Ngày hội cam huyện Phù Yên (Sơn La) diễn ra trong 02 ngày (17 và 18/11/2018) tại 03 địa điểm là: Sân Vận động huyện Phù Yên; Nhà văn hóa thể thao (thi đấu các môn) và bản Văn Yên, xã Mường Thải (trải nghiệm vườn cam) với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn.

Cam Phù Yên được giới thiệu tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14. Ảnh: TL.

Theo đó, Lễ khai mạc diễn ra từ 19h30’ đến 22h ngày 17/11/2018, với điểm nhấn là: Khởi trống khai hội và Chương trình nghệ thuật chào mừng.

Ngày hôm sau, các đại biểu, du khách và đông đảo bà con nhân dân đến từ 27 xã trong huyện sẽ được tham gia phần hội với các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian tạo không khí vui tươi, lành mạnh. Gồm: Thi trang trí Trại văn hóa; thi trình diễn trang phục truyền thống; thi các môn thể thao dân tộc và hiện đại (ném còn, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, bóng chuyền nam); trò chơi dân gian cho du khách trải nghiệm (đánh đu, bịt mắt đánh trống); tổ chức thi tìm hiểu, giới thiệu kiến thức về cây ăn quả có múi; trưng bày giới thiệu sản phẩm cây ăn quả có múi, thăm quan mô hình trồng cam của HTX trồng cam Văn Yên và các hộ gia đình trồng cam tại xã Mường Thải.

Theo ông Phan Quý Dương (Trưởng phòng Nông nghiệp& Phát triển nông thôn huyện Phù Yên): Vùng trồng cam và cây có múi nằm ở phía Đông của huyện trên địa bàn 05 xã: Mường Thải, Mường Cơi, Tân Lang, Mường Lang và Mường Do. Hiện nay, diện tích cây cam và cây ăn trái có múi của huyện là hơn 400 ha, trong đó 163 ha đang cho thu quả với năng suất bình quân 15 tấn/ha (riêng diện tích cam cho thu hoạch là 75 ha). Đây là vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc trồng, chăm sóc các loại cây ăn quả như cam, quýt, bưởi,.. lại có nguồn nhân lực lao động dồi dào, có nhiều hộ nông dân giàu kinh nghiệm, hơn nữa giao thông đi lại thuận tiện cho việc tiêu thụ nông sản hàng hóa về các tỉnh Phú Thọ, Hà Nội...

 

Hình ảnh tại Ngày hội cam Phù Yên. Ảnh: P. Quỳnh.

Nằm ở phía đông tỉnh Sơn La, từ vài năm gần đây huyện Phù Yên được biết đến là “thủ phủ” của các loại cây ăn trái có múi như cam, bưởi, quýt; bởi diện tích lớn nhất tỉnh, lại được trồng ở độ cao từ 300m – 400m so với mặt nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, nên “Cam Phù Yên” có chất lượng ngon, ngọt, mẫu mã quả sáng đẹp, chiếm được cảm tình của đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tìm đến mua.

Với mục tiêu xây dựng thương hiệu, để sản phẩm cam của bà con tiêu thụ ổn định, tránh bị tư thương lợi dụng ép giá, UBND huyện Phù Yên đã chủ động kinh phí triển khai Dự án Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Cam Phù Yên” cho sản phẩm cam quả của huyện Phù Yên; đồng thời hỗ trợ bà con liên kết thành lập hợp tác xã, chi hội ngành nghề nhằm khuyến khích bà con phát triển diện tích và giữ gìn chất lượng sản phẩm cây ăn trái có múi trên địa bàn toàn huyện.

Tháng 12/2017, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Cam Phù Yên” cho sản phẩm cam quả của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Mang lại niềm vui đối với hàng ngàn hộ trồng cam trong huyện, là cơ hội để khẳng định, bảo vệ và nâng cao uy tín của sản phẩm “Cam Phù Yên” đến với người tiêu dùng trên thị trường cả nước.    

Những vườn cam, bưởi chín vàng. Ảnh: P. Quỳnh.

Bí thư Huyện ủy Phù Yên Lương Như Hoa cho biết, để giữ vững và phát huy thương hiệu sản phẩm “Cam Phù Yên”, huyện đặc biệt chú trọng tới công tác quản lý nhãn hiệu; tuyên truyền bà con không lấy sản phẩm từ nơi khác trà trộn vào sản phẩm của địa phương, gây mất uy tín của thương hiệu “Cam Phù Yên”; thí điểm mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; xây dựng vườn ươm giống; phát triển cây trồng rải vụ, trái vụ; hỗ trợ nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất dốc, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến; đưa cây cam và các loại cây ăn quả có múi trở thành cây trồng chính, mang hiệu quả kinh tế cao, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Lúa chất lượng cao trên cánh đồng Mường Tấc

Về Phù Yên – vùng đất mà hơn 500 năm trước được vua Lê Thái Tổ ra chiếu gọi là châu Phù Hoa của núi rừng Tây Bắc – vào những ngày cuối năm này, chúng ta được chiêm ngưỡng những vườn đồi cây trái đẹp như trong chuyện cổ tích, với cơ man nào là cam, là bưởi cùng khoe sắc tỏa hương chín vàng đung đưa ngay bên đường, tưởng như chỉ khẽ chạm tay là hái được; được ngắm cánh đồng Mường Tấc - vựa lúa thứ tư của vùng Tây Bắc, được ngắm đồi thông hùng vỹ và tắm nước nóng hồ suối Chiếu, trải nghiệm du lịch sinh thái, du lịch canh nông và du lịch lòng hồ thủy điện Hòa Bình.

***

Cũng trong dịp này (ngày 17/11/2018), huyện Phù Yên tổ chức đón nhận Bằng công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới cho xã Huy Hạ. Sau xã Gia Phù đạt chuẩn Nông thôn mới vào năm 2017, Huy Hạ là xã thứ 2 của huyện về đích Nông thôn mới; dự kiến trong năm 2019, huyện Phù Yên sẽ có thêm 02 xã là Mường Cơi và Huy Bắc đạt chuẩn Nông thôn mới.

 

Xã Huy Hạ là vùng trọng điểm lúa nước của huyện Phù Yên, có tổng diện tích đất tự nhiên là 2.393 ha. Nằm sát trung tâm phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của huyện Phù Yên, toàn xã có 1.397 hộ, 6.368 nhân khẩu gồm 03 dân tộc anh em cùng chung sống; trong đó: dân tộc Mường chiếm 92 %, dân tộc Thái chiếm 6 %, dân tộc Kinh chiếm 2%. Các bản trên địa bàn xã chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp, một số bản, hộ gia đình sinh sống dọc theo Quốc lộ 37, Tỉnh lộ 114 chủ yếu là buôn bán tiểu thương, phát triển ngành nghề và dịch vụ. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2017, trên địa bàn xã còn 8,43%.

   

Đàn gia súc, gia cầm lớn trên 27.000 con; giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng ngàn người, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân trong xã. Đây là những kết quả nổi bật mang đậm dấu ấn riêng của xã trong thực hiện xây dựng Nông thôn mới. Ảnh: Đ. Dưỡng.

Được biết, hơn 8 năm triển khai phong trào xây dựng Nông thôn mới, tổng kinh phí toàn xã thực hiện là: 35.884.294.000 đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước: 27.250.438.000 đồng; nhân dân đóng góp: 8.633.856.000 đồng cùng 8.107 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, nhà văn hóa, và 4.422 ngày công làm đường giao thông nông thôn.Ông Đinh Đức Dưỡng (Chủ tịch UBND xã Huy Hạ) phấn khởi cho hay: Lúa gạo hàng hóa chất lượng cao có sản lượng lớn của cánh đồng Mường Tấc; phát triển đàn gia súc, gia cầm hơn 27.000 con (lớn tốp đầu huyện); đặc biệt, trong số 02 nhà máy thu hút nhiều lao động có mặt ở huyện thì có 01 nhà máy đứng chân trên địa bàn xã đã giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho trên 1.000 lao động địa phương cùng với hơn 1.000 lao động trong xã đi làm ăn xa đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân trong xã. Đây là những kết quả nổi bật mang đậm dấu ấn riêng của xã trong thực hiện xây dựng Nông thôn mới.

Phạm Quỳnh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam