Nâng tầm sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Chưa được phân loại | 04:12:48 18/11/2018

TNV - Trong quá trình hội nhập và phát triển nhanh chóng như hiện nay, việc kiểm soát nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được chú trọng. Chính vì vậy việc nâng cao nhận thức, phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã được đặt ra trong hội thảo khoa học “Kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học công nghệ) tổ chức tại Đồng Tháp vừa qua.

Hội thảo đã chỉ ra việc nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc thù của từng địa phương và quốc gia, Nhà nước đã có những chính sách nhằm thiết lập cơ chế bảo hộ hữu hiệu nhất cho các đối tượng này nói chung và các đối tượng sở hữu trí tuệ nói riêng.

Hội thảo khoa học “Kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”

Tuy nhiên, xu hướng hiện nay, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi, yêu cầu khắt khe hơn đối với các sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt là những sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khoẻ như nông sản, thực phẩm. Với mặt hàng này, yếu tố xuất xứ là rất quan trọng. Theo đó, bảo hộ sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc hàng hóa dần trở thành tiêu chuẩn quan trọng trong sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích kinh tế cho người sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

Cũng tại hội thảo, việc kiểm soát và phân biệt các sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng được đưa ra. Ông Lưu Đức Thanh, Giám đốc Trung tâm Thẩm định Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế, Cục Sở hữu trí tuệ đã chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc trong công tác kiểm soát chỉ dẫn địa lý. Thứ nhất là chính sách, thể chế trong kiểm soát chỉ dẫn địa lý chưa có khuôn mẫu chung; Mô hình kiểm soát chưa rõ ràng, cụ thể như ai kiểm soát, kiểm soát gì, kiểm soát như thế nào? Hiện nay, các hoạt động kiểm soát chỉ dẫn địa lý này vẫn là Nhà nước, chưa có sự tham gia của cơ quan chứng nhận độc lập. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát đa phần mới ở trên văn bản, việc áp dụng vào thực tế còn hạn chế; chưa có sự kết nối giữa kiểm soát chỉ dẫn địa lý với hoạt động quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp.

Một số giải pháp kiểm soát nguồn gốc và chất lượng, phân biệt các sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với các sản phẩm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng đã được chỉ ra. Qua đó: Các địa phương cần lưu ý khi lựa chọn dấu hiệu chỉ dẫn nguồn gốc và sản phẩm để đăng ký bảo hộ. Cụ thể, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định (theo khoản 2 Điều 79 Luật SHTT). Xây dựng, lồng ghép nhiều mô hình sản xuất an toàn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tuân thủ quy trình sản xuất để có sản phẩm chất lượng cao. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để xây dựng và phân biệt thương hiệu hàng hóa nông sản.

Tin: Thanh Hoa, Huy Hoàng

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam