Hàng loạt các sản phẩm đặc thù địa phương được cấp quyền sở hữu trí tuệ

Thời sự, Pháp luật | 04:33:59 15/12/2018

TNV - Bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc thù của địa phương luôn được đánh giá là việc làm quan trọng trong việc phát triển kinh tế chung của đất nước. Bên cạnh việc đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế cho người dân, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn giúp khẳng định danh tiếng của sản phẩm và tránh được việc bị lạm dụng hoặc giả mạo sản phẩm trên thị trường.

Chính vì những lý do ấy, Bộ Khoa học và Công nghệ đã quyết định phê duyệt hàng loạt dự án thuộc chương trình phát triển tài sản trí tuệ đối với nhóm dự án phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ đặc thù mang địa danh.

Theo Quyết định này, các dự án xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý các sản phẩm như vịt Cổ Lũng của huyện Bá Thước ( tỉnh Thanh Hóa), khóm Cầu Đúc Hậu Giang (tỉnh Hậu Giang), cam sành Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang), quả Thạch đen Tràng Định( tỉnh Lạng Sơn), trứng bào xác Artemina Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) ... đều lần lượt được phê duyệt.

Sản phẩm cam sành Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang)là một trong những sản phẩm đã được cấp quyền sở hữu trí tuệ.

Nội dung chính của dự án là việc điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng nhằm xác định căn cứ thực tiễn và khoa học cho việc xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý; xây dựng hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý; xây dựng một hệ thống các công cụ phục vụ cho công tác khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý; tổ chức kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sản phẩm; hướng tới việc xây dựng và phát triển mô hình liên kết sản xuất, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp, hộ gia đình, nhà khoa học và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan.

Cùng với đó, cũng theo Quyết định số  889/ QĐ-BKHCN, Bô khoa học Công nghệ cũng đã đồng thời phê duyệt nhiều dự án khác như dự án sửa đổi, mở rộng phạm vi bảo hộ và hỗ trợ hoàn thiện hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột; dự án quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm như gà đồi Phú Bình ( Thái Nguyên ), bò Ba Tri tỉnh (Bến Tre) hay tương bần của huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên,…

Có thể nói, mỗi làng nghề, cộng đồng, mỗi khu vực địa lý của nước ta đều có những sản phẩm mang nét đặc thù riêng của mình. Những sản phẩm đặc trưng đó đã được chọn lọc, gìn giữ qua nhiều thế hệ nên chúng cần được bảo tồn và phát triển cho các thế hệ mai sau.  Việc xây dựng bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với đặc sản địa phương được coi là “chìa khóa” để nông sản Việt chinh phục thị trường,góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.

Thực hiện: Huy Hoàng, Duy Khánh 

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam