Diễn đàn Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam 2019

Thời sự | 13:36:00 05/03/2019

Sáng ngày 5/3 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng với sự phối hợp của Bộ Công Thương, sự đồng hành của Tổ chức tài chính quốc tế IFC, Nhóm Ngân hàng Thế giới tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản Việt Nam năm 2019”.

Năm 2018 ngành nông nghiệp đã vượt qua các khó khăn, thách thức đề hoàn thành các chỉ tiêu đề ra như: tốc độ tăng trưởng GDP đạt 3,76%; giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,86% (trong đó nông nghiệp tăng 2,91%, lâm nghiệp tăng 6,09%, thủy sản tăng 6,5%); kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD với thặng dư thương mại khoảng 8,72 tỷ USD.

Quang cảnh Diễn đàn

Trong năm 2019, ngành nông nghiệp sẽ phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức trong sản xuất và tiêu thụ nông sản như: Nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn sản xuất nhỏ, phân tán nên chưa đáp ứng được yêu cầu về sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế. Những thách thức, nguy cơ từ tác động của biến đổi khí hậu, môi trường, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong nước và tình hình cung cầu nông sản.

Ngoài ra, thị trường đầu ra cho nông sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế thế giới 2019 dự báo giảm và các nước trên thế giới đều quay lại tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nên các mặt hàng nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu.Tiếp đó, các nước nhập khẩu nông sản lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... đều gia tăng bảo hộ hàng hóa phẩm, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, nông sản thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực

Sản xuất gắn với tiêu thụ tạo đầu ra cho hàng nông sản Việt

Bên cạnh đó, xung đột thương mại giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, những bất ổn xung quanh vấn đề Brexit, những bất ổn chính trị trên thế giới cũng ảnh hưởng tới việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Tuy nhiên, năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng, bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020.Chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp đều cao hơn năm 2018 như: tốc độ tăng trưởng GDP trên 3,0%, giá trị sản xuất trên 3,11%kim ngạch xuất khẩu đạt 43 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu đề ra.

Cũng tại Diễn đàn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ rõ một số nhiệm vụ và giải pháp cho năm 2019 như sau: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ cơ cấu lại ngành nông nghiệp phát triển cơ cấu sản xuất theo 3 trục sản phẩm chủ lực: sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tinh và nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương gắn với chỉ dẫn địa lý,

Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, xây dựng các vùng nguyên liệu sản xuất tập trung đẩy mạnh liên kết phát triển tổ hợp tác, HTX, thu hút đầu tư doanh nghiệp tư nhân xây dựng các mô hình theo chuỗi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích, các chợ...để thúc đẩy tiêu thụ trong nước…

Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi gian lận, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa nông sản, nhằm giữ uy tín cho hàng hóa nông sản của Việt Nam cả thị trường trong nước và quốc tế, Bộ trưởng nhấn mạnh.

An Nhiên 

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam