Bế mạc Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 16

Thời sự, Chính trị | 15:24:00 14/05/2019

TNV - Chiều ngày 14/5, Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 16 (Diễn ra từ ngày 12 – 14/5) tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Chùa Tam Chúc, Hà Nam, Việt Nam với sự tham dự của các đại biểu đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đã thành công tốt đẹp.

Đại lễ không chỉ là một lễ hội văn hoá tôn giáo quốc tế mà còn là cơ hội để thế giới hiểu biết nhiều hơn về Phật giáo Việt Nam, về văn hoá Việt Nam, về chính sách tự do tín ngưỡng, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của nước Việt Nam yêu chuộng hoà bình với một nền văn hoá đa tôn giáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Sau khi cùng thảo luận, toàn thể Đại hội đồng thuận thông qua và công bố thông điệp về hòa bình, xã hội bền vững và các vấn đề liên quan khác dựa trên lời dạy của Đức Phật về từ bi và trí tuệ.

Phó Thủ tướng thường trực chính phủ Trương Hòa Bình tại buổi lễ bế mạc.

Phát biểu tại buổi bế mạc, thay mặt Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng thường trực chính phủ Trương Hòa Bình đã chúc mừng sự thành công tốt đẹp của đại lễ. Đại lễ thành công là nhờ sự đóng góp trí tuệ và công sức của hàng ngàn tín đồ Phật giáo, các học giả, các tăng ni, Phật tử và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các thành viên của Uỷ ban tổ chức quốc tế (ICDV), trong đó có nhiều đại biểu là người Việt Nam ở nước ngoài.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc đã trở thành ngày hội văn hoá chan hoà tinh thần đoàn kết quốc tế, nêu cao thông điệp hoà bình, đoàn kết và yêu thương trên nền tảng tư tưởng của Đức Phật - bậc minh triết được Liên Hợp Quốc suy tôn và nhân loại ngưỡng mộ, là nơi gặp gỡ đẹp nhất của những người con Phật và những người yêu quý đạo Phật.

Sau ba ngày làm việc, thuyết trình học thuật, thảo luận, trao đổi chuyên sâu, tham gia các sự kiện văn hóa và thắt chặt tình thân hữu Phật giáo, trong lễ bế mạc, các đại biểu đã nhất trí thông qua Tuyên bố Hà Nam 2019 với 8 điều cơ bản:

1. Cam kết chung cùng thực hiện đầy đủ các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

2. Hồi đáp của Phật giáo về trách nhiệm cùng chia sẻ;

3. Cách tiếp cận Phật giáo về xã hội bền vững;

4. Lãnh đạo có chính niệm vì hòa bình bền vững;

5. Cách tiếp cận Phật giáp về gia đình hài hòa, y tế và xã hội bền vững; 

6. Cách tiếp cận Phật giáo đối với giáo dục toàn cầu về đạo đức; 

7. Phật giáo và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;

8. Cách tiếp cận Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững.

A.N

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam