Thăm tòa nhà Quốc hội Việt Nam và khu trưng bày di tích góp phần giáo dục truyền thống

Giới trẻ, Làm theo lời Bác | 12:36:00 18/05/2019

TNV - Nhân Kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chào mừng Ngày quốc tế thiếu nhi 01/6, chiều ngày 16/5,  Tạp chí Thanh niên phối hợp với Viện nghiên cứu Thanh niên tổ chức hoạt động thăm Nhà Quốc hội và Khu trưng bày di tích, di vật dưới lòng đất Nhà Quốc hội. Đồng chí Nguyễn Toàn Thắng - Bí thư Chi bộ, Tổng Biên tập Tạp chí Thanh niên trưởng đoàn.

Trong đoàn có đồng chí Phan Dũng Quyết – Chủ tịch Công đoàn, Chánh văn phòng Tạp chí Thanh niên; đồng chí Nguyễn Văn Quảng – Trưởng phòng Truyền thông Tạp chí Thanh niên; đồng chí Đặng Anh Vinh – Trưởng phòng Quản trị Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam; đồng chí Đặng Sỹ Tuấn – Phó Bí thư Đoàn cơ quan Trung ương Đoàn; đồng chí Nguyễn Thùy Linh – Phó Trưởng phòng Quản lý khoa học, Chủ tịch Công đoàn Viện nghiên cứu Thanh niên cùng đông đảo đoàn viên hai đơn vị và các phóng viên Tạp chí Thanh niên.

Điều ấn tượng với cả đoàn đó là Khu trưng bày di tích, di vật dưới lòng đất Nhà Quốc hội. Để tạo nên sự kết nối hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, và để toà Nhà Quốc hội thực sự hoá thân vào tiến trình lịch sử vinh quang của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương dành một phần diện tích dưới tầng hầm của toà nhà để làm nơi trưng bày một số loại hình di tích, di vật tiêu biểu khai quật được dưới lòng đất toà Nhà Quốc hội nhằm tạo nên hình ảnh biểu trưng độc đáo của sự tiếp nối, tôn vinh giá trị truyền thống, phản ánh sức sống trường tồn của trung tâm quyền lực trong lịch sử vẻ vang của dân tộc, đồng thời góp phần quan trọng trong việc quảng bá giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long, đáp ứng yêu cầu tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân và khách quốc tế tại tòa Nhà Quốc hội.



Nội dung chính của khu Trưng bày "Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội" là giới thiệu một số loại hình di tích, di vật tiêu biểu, đặc sắc nhất khai quật được tại khu vực xây dựng Nhà Quốc hội vào những năm 2008-2009 dưới 2 tầng hầm của tòa nhà. 

Đây là trưng bày về khảo cổ học nên giải pháp trưng bày được thể hiện theo lát cắt địa tầng khảo cổ tức là theo thời gian từ xưa lại gần. Theo đó, phương pháp trưng bày được thực hiện mang tính thống nhất là trưng bày lồng ghép, xen cài giữa di tích và di vật, trong đó di tích được xem là "hồn cốt", di vật được xem là các "hạt nhân" được trưng bày ngay trong lòng các di tích nhằm đem lại những cảm xúc và ấn tượng mạnh cho từng không gian trưng bày. 

Trong mỗi không gian trưng bày ở mỗi tầng hầm đều có những "điểm nhấn" tạo nên tính độc đáo, riêng biệt, đồng thời những "câu chuyện kể" về lịch sử phát hiện dưới lòng đất về Kinh đô Thăng Long xưa, trung tâm quyền lực lâu đời của quốc gia Đại Việt trong lịch sử được diễn giải sinh động qua di tích, di vật với những chủ đề và phong cách trình diễn đồ họa đặc sắc cùng hệ thống sa bàn, hình ảnh và ánh sáng hiện đại.

Chuyến thăm quan khu trưng bày và những nơi địa điểm trong Nhà Quốc Hội như nhà truyền thống, phòng diễn ra các kỳ họp của Đại biểu quốc hội,…đã góp phần giáo dục truyền thống tới cán bộ, đoàn viên hai đơn vị.

Chiều cùng ngày, Công đoàn – Chi đoàn Viện nghiên cứu Thanh niên và chi đoàn cơ sở Tạp chí Thanh niên đến thăm hỏi, tặng quà và động viên 06 trường hợp bệnh nhi nặng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Món quà tuy nhỏ vật chất nhưng chất chứa trong đó là tình yêu thương vô hạn, mong cho các em sớm bình phục trở về quê nhà để bố mẹ an tâm làm việc.



 

 

Hà Sơn

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam