Bí quyết kéo dài tuổi thọ thiết bị điện trong gia đình

Sức khỏe, Tư vấn | 09:49:00 06/06/2019

TNV - "Của bền tại người" là câu nói cửa miệng nhưng cũng đúng với các thiết bị điện gia dụng, nó không chỉ kéo dài tuổi thọ mà còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí điện năng, nguyên vật liệu.

1. Máy điều hoà nhiệt độ loại lớn (10-15 năm)

Cẩn thận khi mua và sử dụng hệ thống điều hòa không khí dạng đứng dùng cho các phòng rộng. Đây là thiết bị có chu kỳ tắt mở liên tục, sử dụng động cơ kích hoạt nhanh. Nên thay bộ lọc theo chỉ dẫn, 2 tháng/lần trong điều kiện nóng nực, sử dụng nhiều, thậm chí có thể thay thường xuyên hơn nếu chất lượng không khí bị ô nhiễm, bụi bẩn. Tránh vật cản che kín cản trở cửa sập, hay các bộ phận khác của máy.

2. Lò sưởi (20-30 năm)

Tùy thuộc vào hệ lọc, có thể rửa hoặc thay hàng tháng nếu thời tiết giá lạnh. Giữ cho quạt thổi khí, ngăn chứa motor, đai, curoa sạch sẽ. Sử dụng vải mềm vệ sinh các chi tiết này. Nếu trong gia đình có người bị dị ứng, hen suyễn, hoặc các bệnh không rõ nguyên nhân, thì nên thổi chân không hệ thống hút lọc nhiệt, vệ sinh thường xuyên các đường ống. Biện pháp này không chỉ làm tăng chất lượng nhiệt sưởi mà còn giúp kéo dài tuổi thọ cho lò.

3. Máy giặt (5-15 năm)

 

Kiểm tra tất cả các vòi vào và ra của máy giặt hàng tháng, nếu nứt vỡ, hoặc phồng rộp hay kém chất lượng thì cần thay mới. Để duy trì máy giặt chạy êm nên vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Đừng chạy quá tải, không cho quá nhiều quần áo hoặc chất tẩy rửa vào máy..., kiểm tra máy trước khi cho quần áo vào trong máy giặt.

4. Máy sấy (13 năm)

Nên thay ống phóng không nhựa vinyl của máy sấy bằng ống nhôm, vừa bền lại đẹp. Tránh cho quá nhiều quần áo vào máy. Nên vệ sinh sạch sẽ lưới rác sau mỗi ca sấy để phòng ngừa hỏa hoạn.

5. Tủ lạnh (9-13 năm)

Để tăng hiệu quả tối đa cho tủ lạnh, không nên cho quá nhiều hay quá ít thực phẩm vào tủ lạnh. Có thể đặt một vài chai nước mát vào tủ nếu không có thực phẩm. Nhiệt độ tủ lạnh nên đặt ở mức từ 37 đến 40 độ F  (3- 4,5 độ C). Đối với loại máy đời cũ có cuộn ngưng tụ lộ thiên thì nên vệ sinh chân không 2 lần một năm, thay đệm nếu mòn hoặc rách.

6. Máy sưởi bằng nước (10-11 năm cho máy tiêu chuẩn, 20 năm đối với loại phi téc chứa)

Lắp một máy sưởi bằng nước nóng có kích thước phù hợp trong gia đình sẽ mang lại lợi ích kinh tế cao. Ngoài ra, để nâng cao tuổi thọ, hàng năm nên xả hết nước cũ và thay anode. Duy trì hay cố định dòng chảy nước nóng chậm để hạn chế sự cố, tiết kiệm năng lượng và tăng tuổi thọ. Máy sưởi không có téc chứa được xem là mô hình tiết kiệm năng lượng tối ưu nhất, tuổi thọ cao gần gấp đôi so với mô hình máy chuẩn.

7. Cửa gara để xe tự động (10-15 năm)

Định kỳ kiểm tra hệ thống dây cáp tự động, con lăn, lò xo, và các phần cứng khác để phát hiện nhanh dấu hiệu hao mòn, hư hỏng. Tham khảo ý kiến ​​hãng sản xuất để được hướng dẫn bảo trì, di tu, hay bôi trơn các bộ phận chuyển động. Mỗi tháng nên kiểm tra bộ phận mở một lần, đặc biệt là kiểm tra sự cân bằng và độ nhạy lực. Nên để thiết bị điều khiển từ xa ngoài tầm với của trẻ em.

8. Thiết bị phát hiện khói (5-10 năm)

Thiết bị dò khói dùng trong gia đình là thiết bị điện nhỏ nhưng rất hữu ích. Nên bảo quản sạch sẽ, tránh bụi bẩn nếu lắp trong nhà bếp. Mỗi năm nên kiểm tra xem máy có hoạt động tốt không, nửa năm thay pin một lần.

9. Máy cảnh báo khí CO (5-7 năm)

Máy cảnh báo carbon monoxide (CO) là một thiết bị chạy điện nhỏ gọn, rất cần cho các  gia đình. Máy thường có hạn sử dụng ghi ở dưới, nên ghi ngày mua máy để dễ theo dõi. Nên mua một máy dự phòng khi hết hạn thì thay mới. Mỗi năm thay pin 2 lần, tốt nhất là vào thời điểm thay pin tương tự như thiết bị phát hiện khói nói trên.

Khắc Nguyễn

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam