Nghiện điện thoại di động – Hệ lụy và giải pháp

Sức khỏe, Tư vấn | 10:44:00 17/07/2019

TNV - Điện thoại di động (ĐTDĐ) là công cụ truyền thông khá phổ biến. Ngoài cái được, mặt trái, nhất là khi nghiện lại ít được quan tâm, trong đó có những rủi ro liên quan đến sức khỏe.

Nghiện điện thoại di động đã có tên gọi

Nomophobia là thuật ngữ ra đời gần đây để nói về hội chứng nghiện điện thoại di động hay smartphone (ĐTDĐ), đặc biệt là giới trẻ. Nomophobia là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh No-mobile-phone phobia (Nỗi ám ảnh không có điện thoại di động). Triệu chứng Nomophobia rất đa dạng như xuất hiện cảm giác lo sợ hoặc tuyệt vọng khi bị xa rời điện thoại, không tập trung vào công việc. Thậm chí có người còn cảm thấy điện thoại của họ đang rung hoặc đổ chuông trong khi đó lại không phải vậy.

Theo giới tâm lí, chứng nghiện ĐTDĐ giống như các dạng nghiện khác, đều có liên quan đến việc rối loạn hormone dopamine. Dopamine là chất truyền thần kinh, rất cần cho hệ thần kinh trung ương, làm nhiệm vụ "khen thưởng" con người, khi rối loạn hay nghiện nó tạo ra những ý nghĩ tích cực mặc dù thực tế là tiêu cực, làm cho con người trở nghiện, giống như ngửi thấy mùi thuốc lá, mùi rượu hay heroin.... Tương tự. khi nhận được một thông báo từ điện thoại, lúc này dopamine tăng tiết, kích thích sự hấp dẫn, cho dù chỉ là một tin nhắn rác vô bổ, và khi người ta nghiện thì sự bài tiết dopamine lại càng tăng, thôi thúc con người phải dùng điện thoại.

Nomophobia và những con số đáng ngại

•  Theo nghiên cứu mang tên Mobile Consumer Habits (Những thói quen sử dụng di động) có tới 58% nam giới và 47% phụ nữ mắc hội chứng Nomophobia,76% phụ nữ sử dụng điện thoại di động trong phòng tắm so 74% ở nam giới. Thậm chí có nghiên cứu còn phát hiện thấy ở một số quốc gia tỷ lệ phụ nữ sử dụng điện thoại di động trong phòng tắm lên tới 91%.

• 44% số người được hỏi trả lời lo lắng, bồn chồn khi bị mất điện thoại, trở thành nạn nhân của “cuộc sống thiếu điện thoại” trong thời gian chừng một tuần.  Nỗi sợ bị mất hay sống không điện thoại hay hội chứng Nomophobia như đề cập ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe nhiều người, nhất là nhóm người nghiện.

• Rất nhiều người kiểm tra điện thoại mà không có lý do cụ thể, thậm chí còn lặp đi lặp lại nhiều lần. Đơn giản chỉ là giữ trong tay, chuyển đổi màn hình, tính năng mà chẳng làm gì cả, thậm chí không có cả tin nhắn, họ vẫn thực hiện các thao tác này chỉ vì buồn chán hoặc thói quen.

• Hiện tượng rung chuông giả là sự ngộ nhận của người nghiện, nhóm người này thường có niềm tin cho rằng máy đang đổ chuông hoặc đã nhận thông báo, thực tế chẳng có gì. Theo thống kê, khoảng 80% nhầm tưởng rung chuông và 30% nghe nhầm chuông mà không hề có tín hiệu hoặc chuông báo. Nghiện càng nặng thì khả năng ngộ nhận các hiện tượng trên lại càng lớn.

• Theo nghiên cứu, hầu hết những người nghiện điện thoại đã tự tách ra khỏi cuộc sống thực, hạn chế tiếp xúc, ít quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh. Họ nhìn thế giới và tương tác với bên ngoài bằng điện thoại. Điều này đã ngăn cản họ có cuộc sống tốt hơn, đắm mình trong các hoạt động khác hay còn gọi là thế giới ảo nhưng bản thân lại cho là thú vị, do đó chất lượng cuộc sống ngày càng bị suy giảm.

• Cha mẹ nghiện ĐTDĐ dễ phát sinh tính cáu giận, chửi mắng con cái. Ngoài ra, các bậc cha mẹ nghiện ĐTDĐ còn dành nhiều thời gian cho điện thoại, bỏ bễ việc chăm sóc con cái, tạo ra phản ứng thất vọng ở chiều con cái, kéo theo nhiều phản ứng tiêu cực gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và tương lai của con trẻ.

• Trung bình mỗi người mắc hội chứng Nomophobia kiểm tra điện thoại tới 110 lần, khi nghiện tăng vọt tới 900 lần/ngày. Trung bình cứ 3 người thì có 1 cho hay họ thà cai sex còn hơn rời xa ĐTDĐ dù chỉ một giây.

• Nghiện ĐTDĐ tác động xấu đến các mối quan hệ như ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ của con người. Thậm chí còn tạo ra sự khó chịu cho những người xung quanh,và bị coi là hành vi thô lỗ, nhất là sử dụng trong các trường hợp bất nhã, thiếu tế nhị.  Có tới 72% số người được hỏi trả lời họ không thể sống thiếu công cụ này quá 5 phút nên nguy cơ mắc bệnh bồn chồn lo lắng là có thật, tần suất ngày lớn và trầm trọng.

•  Tăng tai nạn giao thông, đây là một thực tế buồn, nhiều vụ tai nạn xe hơi xảy ra gần đây đều có yếu tố của ĐTDĐ, do người điều khiển mải dùng điện thoại, gây mất tập trung, nhất là nhóm người nghiện nặng. Chính vì vậy nhiều nước đã ban hành lệnh cấm sử dụng ĐTDĐ trong khi tham gia giao thông.

• Gia tăng bệnh tâm thần, như chứng bệnh tâm thần như trầm cảm, OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế), mất ngủ và lo lắng. Đơn giản, khi nghiện, não bài tiết ra nhiều cortisone, nhất là trong não. Đây là hormone tạo stress tiềm ẩn, được xem là yếu tố rất độc cho sức khỏe tâm thần, làm trầm trọng thêm các mối quan hệ xã hội. Ước khoảng 7% số người tham gia nghiên cứu cho rằng mối quan hệ hay công việc của họ xấu đi chỉ vì lạm dụng điện thoại di động.

• Cứ 100 giờ nói chuyện trên ĐTDĐ, thì nguy cơ ung thư não tăng tới 5%, nhất là nguy cơ làm tăng u thần kinh đệm, một dạng u não khá phổ biến, nhất là nhóm người có thói quen “nấu cháo” ĐTDĐ động bất kể ngày đêm. Hầu hết người nghiện ĐTDĐ không hề biết mình mắc bệnh nên ngày càng trầm trọng. Do nghiện được xếp là một loại bệnh nên người nghiện ĐTDĐ cũng cần được điều trị. Tại nhiều nơi trên thế giới người ta đã thành lập các cơ sở cai nghiện. Rất da dạng như phục hồi chức năng, liệu pháp tâm lý, liệu pháp hành vi, hạn chế tiếp xúc với công cụ này, thậm chí còn dùng cả thuốc nếu thấy cần thiết. 

5 bước khắc phục hội chứng Nomophobia

• Tắt điện thoại di động ít nhất một giờ trước khi đi ngủ: Việc làm này giúp não có thời gian thư giãn trước khi đi ngủ. Tắt triệt để để hạn chế rung hay nhấp nháy  bởi hội chứng Nomophobia không bao giờ ngủ, sẵn sàng quấy rối con người bất kể lúc nào. Nếu vì lý do cần để điện thoại để theo dõi, như chăm sóc người già, người ốm đau thì nên để xa, đặt điện thoại ở chế độ im lặng, không nên mang theo bên mình, nhất là khi đang ngủ.

•  Không nên "lang thang" trên điện thoại di động: Điều này làm tăng tính lệ thuộc vào ĐTDĐ, quan tâm quá nhiều đến chuyện của người khác mà quên mất chuyện của bản thân hoặc tiếp nhận quá nhiều thông tin mỗi ngày, làm gián đoạn sự tập trung, ảnh hưởng đến tính sáng tạo, công việc...Nên thiết lập thời gian dùng nhất định và thực hiện nghiêm túc thời gian biểu mà bản thân đã đề ra.

• Nên nói "không" với ĐTDĐ: Như khi ăn uống, lái xe, khi đang làm việc, học tập.... hay trong các trường hợp nhạy cảm. Thiết lập vùng "phi điện thoại", rất đa dạng như tắt thông báo (notifications), tắt chuông thông báo cho các ứng dụng như facebook, zalo, game, nhạc..., gỡ bỏ những ứng dụng mà bản thân thấy  không cần thiết, hạn chế thói quen chụp ảnh...

• Tham gia vào các hoạt động xã hội:  Như tăng cường tiếp xúc bạn bè, cộng đồng, tham gia các hoạt động thể thao hay giao tiếp với bạn bè, người thân... Thay vì ôm khư điện thoại, nên tương tác trực tiếp sẽ giúp con người giảm sự lệ thuộc vào thiết bị truyền thông, tăng  sức khoẻ tinh thần và thể chất.

• Thử áp dụng một thói quen mới: Hãy thực hành những sở thích mà mọi người xung quanh vẫn làm như mua một quyển sách yêu thích về đọc, hay vào bếp thử làm món ăn lạ miệng, đi picnic, dã ngoại, thăm thú bạn bè, tham gia công việc từ thiện... Tất cả những công việc này giúp cuộc sống thêm thú vị và dần dần dần giảm được thời lượng lệ thuộc vào các phương tiện truyền thông, trong đó có ĐTDĐ.

Bắc Giang

Từ khóa: nomophobia

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam