Từ vụ 39 người chết cóng trong xe container ở hạt Essex...

Thời sự, Chính trị | 15:07:00 28/10/2019

TNV - Vụ 39 thi thể, nghi là người nhập cư, được tìm thấy bên trong xe container ở hạt Essex, phía đông thủ đô London, đang gây chấn động trên toàn nước Anh và thế giới. Tối 24.10.2019, một nhóm nhỏ người dân Anh đã tổ chức các buổi tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng, đồng thời thể hiện tấm lòng sẵn sàng đón nhận người di cư.

Dù kết quả kiểm tra, điều tra từ nhà chức trách Anh và một số quốc gia chưa công bố danh tính, quốc tịch cụ thể những nạn nhân xấu số đến từ đâu nhưng giữa tình người với nhau chúng ta xin cảm ơn những người đã tổ chức các buổi tưởng niệm đầy nhân văn, ý nghĩa.

Tuy nhiên, có rất nhiều người lợi dụng những buổi tưởng niệm này để ca ngợi hơi quá về nước Anh nói chung: "Đó là lý do mà mọi người đều muốn đến nơi bình yên đó chứ không phải dạy dỗ nhau, lên lớp nhau, chửi bới nhau...Thật buồn", hay "đẳng cấp văn minh là đây", rồi "Người châu âu họ nhân ái, hiền lành lắm"...

Tôi không hiểu những bình luận, phát ngôn như vậy có ý gì nữa không, nhưng đã là "đẳng cấp văn minh là đây", "Người Châu Âu họ nhân ái, hiền lành lắm"... vậy các quốc gia, châu lục khác ngoài Châu Âu kém văn minh sao?

Đầu giờ chiều 24/6/2015 (giờ VN), kết quả trưng cầu dân ý đã quyết định việc nước Anh sẽ rời khỏi liên minh châu Âu (EU). Vì sao Anh đòi chia tay EU – một mô hình liên minh được đánh giá thành công và thịnh vượng nhất Thế giới kể từ sau Thế chiến thứ hai? Câu trả lời đến từ nội tại đời sống chính trị của Anh, từ khủng hoảng di cư và hệ lụy từ khủng hoảng nợ công của Hy Lạp.

Thuật ngữ Brexit (ghép từ hai từ Britain và Exit) bắt đầu trở thành một phong trào lớn mạnh dần từ năm 2012. Khi dòng người di cư tràn qua châu Âu, EU thể hiện một vai trò mờ nhạt khi không điều phối kiềm chế hiện trạng này. Trong bối cảnh đó, đảng độc lập Anh (UKIP) nổi lên thành một thế lực chính trị mới khi theo khuynh hướng cực hữu chống làn sóng người nhập cư và muốn Anh rời khỏi EU lập tức.

UKIP dần lớn mạnh qua những kỳ bầu cử khi tháng 1-2013 giành được ¼ số phiếu bầu cấp địa phương. Năm 2015 họ cũng giành được một lượng lớn phiếu. Nước Anh chìm dần trong làn sóng cựu hữu nổi dậy nhấn chìm cả châu Âu. Nhìn sang Pháp, quốc gia bên kia eo biển Manche cũng đang vật vã trước sự trỗi dậy của Đảng Mặt trận quốc gia (FN) với chủ trương bài ngoại chống người nhập cư.

Dòng người nhập cư tạo ra nỗi nghi ngại lớn nhất cho cử tri Anh và cũng là nguyên nhân chính yếu gây ra cuộc chia ly lịch sử.

Dân Anh lo ngại làn sóng nhập cư làm xáo trộn không gian văn hóa của họ, khi họ phải tiếp nhận những cộng đồng mới đem đến trào lưu văn hóa mới. Xen kẽ trong đó là nỗi lo về việc lan truyền chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan theo dòng người di cư tràn qua gây bất ổn an ninh trong đời sống thường nhật.

Những cuộc khảo sát đều cho thấy sự bất mãn với tỷ lệ nhập cư vào Anh ngày càng tăng là nguyên nhân lớn nhất khiến người Anh bỏ phiếu "rời". Trước khi EU thành lập năm 1993, nhập cư chưa phải là vấn đề lớn ở Anh. Khi đó, số lượng người di cư đến Anh chưa tới 100.000 người mỗi năm. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi chóng mặt.

Sự giận dữ của công chúng như được "hun đúc" thêm từ các chính sách thất bại của nhà nước trong việc hạn chế nhập cư, dẫn đến sức ép với thị trường lao động cũng như các dịch vụ công.

Sau khi EU mở rộng về phía đông lần lượt vào các năm 2004 và 2007, nhiều người châu Âu đã chuyển đến Anh. Vox chỉ ra rằng, những người này chủ yếu là dân từ các nước Đông Âu có kinh tế yếu kém hơn. Do vậy, khi được vào EU, họ hiển nhiên sẽ di cư đến các nước giàu hơn, như Anh, để tìm việc làm.

Trên thực tế, Ba Lan hiện là nước có công dân đang sống ở Anh nhiều thứ 2 chỉ sau Ấn Độ.

Khủng hoảng tài chính 2008 kéo theo tình hình suy sụp ở những quốc gia từng là nước phát triển như Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha. Do vậy, công dân ở những nước này phải tìm đến các nước châu Âu khác. Thị trường lao động ở Anh được đánh giá là cởi mở, và ngôn ngữ tiếng Anh phổ biến, nên nó trở thành mục tiêu tự nhiên thu hút người nhập cư.

Nỗi bất an của người dân trước làn sóng người tị nạn càng gia tăng cùng với sức ép ngày càng lớn từ thị trường lao động và dịch vụ công. Trước khi đắc cử vào năm, ông Cameron hứa hẹn sẽ giảm số lượng người nhập cư xuống vài chục nghìn chứ không phải là vài trăm nghìn.

Sau khi tái đắc cử năm 2015, ông vẫn không thực hiện được lời hứa này, khi vẫn có hơn 300.000 người nhập cư tràn vào Anh. Điều này khiến người dân giảm sút niềm tin vào khả năng lãnh đạo của ông. Và nó góp phần tạo nên tư tưởng rằng các chính trị gia Anh bất lực trong việc ngăn chặn làn sóng nhập cư từ EU.

Cựu Thủ tướng Cameron đã phải tuyên bố từ chức sau khi có kết quả trưng cầu dân ý để chuyển giao vị trí quyền lực này cho một vị Thủ tướng mới để nhanh chóng thực hiện các thủ tục pháp lý để Anh rời EU sớm, nhưng sau hơn 03 năm đảm nhận trọng trách này, Thủ tướng Theresa May tiếp tục khăn gói rời Văn phòng số 10 phố Downing vào ngày 7/6/2019 sau khi không thể sớm đưa đất nước đạt thỏa thuận Brexit:

"Tôi đã làm mọi thứ để có thể thuyết phục các nghị sĩ ủng hộ thỏa thuận. Thật đáng buồn, tôi chưa đạt được thành công. Tôi đã cố gắng ba lần, Tôi tin mình đã đúng khi kiên trì, ngay cả khi những yếu tố dẫn tới thành công không nhiều. Nhưng giờ đây, tôi cho rằng để một Thủ tướng mới dẫn dắt nỗ lực này sẽ đem lại lợi ích lớn nhất cho quốc gia", bà tuyên bố.

Bạn có đủ tình yêu, niềm tin đồng loại khi phải chứng kiến gần 40 nạn nhân xấu số chết cóng trong xe đông lạnh tại địa phương, đất nước mình không để tham gia các hoạt động tưởng niệm? Tôi tin tất cả chúng ta đều hành động như vậy cho dù bạn ở bất cứ quốc gia, châu lục nào trên hành tinh này.

Ngày nào nước Anh chưa sớm rời khỏi Liên minh Châu Âu thì gánh nặng tiếp tục đè trên vai Thủ tướng và chính Đảng đương nhiệm. "Đẳng cấp văn minh là đây", "Người Châu Âu họ nhân ái, hiền lành lắm"..., văn minh của nước Anh là che dấu được chiến lược bên trong.

Nguyễn Ngọc

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam