Triển khai đưa vào sử dụng hệ thống công nghệ thông tin theo hướng hiện đại thiết thực hiệu quả đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin ở cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục và đào tạo

Giáo dục, Giáo dục, Tuyển sinh | 17:05:00 07/11/2019

TNV - Việc triển khai đưa vào sử dụng hệ thống công nghệ thông tin theo hướng hiện đại thiết thực hiệu quả đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin ở cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục và đào tạo là yêu cầu cấp thiết, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xây dựng các cơ sở giáo dục phát triển trong bối cảnh mới.

Ứng dụng CNTT ở các cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục và đào tạo
(Cục CN-TT)

Ngày 25/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 117/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Để triển khai Quyết định số 117, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn các tỉnh/thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện. Đến nay hầu hết các tỉnh/ thành phố ban hành Đề án hoặc Kế hoạch thực hiện, làm cơ sở để các địa phương triển khai có hiệu quả công tác ứng dụng CNTT trong GD-ĐT.

Bên cạnh đó, Kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 6200/QĐ-BGD&ĐT), Kế hoạch triển khai Chính phủ điện tử của Bộ (Quyết định số 2005/QĐ-BGD&ĐT) cũng đã được Bộ chỉ đạo tổ chức triển khai quyết liệt. Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 1.0, xác định các thành phần, hệ thống CNTT cần xây dựng và lộ trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện, từ đó tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, và cơ sở hạ tầng thông tin.

Để triển khai ứng dụng CNTT trong các nhà trường có hiệu quả, năm học 2017 - 2018, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn mô hình ứng dụng CNTT trong trường phổ thông (tiếp cận theo khung kiến trúc chính phủ điện tử của Bộ GD&ĐT) nhằm giúp các nhà trường xác định được mục tiêu, nội dung ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục một cách phù hợp với điều kiện thực tế, mang lại hiệu quả đầu tư và ứng dụng CNTT một cách thiết thực trong trường học; giúp các cơ quan quản lý giáo dục trong việc hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch và đánh giá công tác ứng dụng CNTT trong trường phổ thông khoa học và thực tế.

Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng được triển khai, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học giai đoạn 2017 - 2020 nhằm nhanh chóng tạo ra nguồn nhân lực CNTT đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu, nhu cầu của các doanh nghiệp, thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Qua đó, nhiều qui định về đào tạo nhân lực CNTT được tháo gỡ theo hướng khuyến khích cơ sở đào tạo đại học mở các ngành mới trong nhóm ngành CNTT. Thực hiện chủ trương tăng cường xã hội hóa, hợp tác với các doanh nghiệp lớn triển khai ứng dụng CNTT, năm 2017, Bộ GD&ĐT đã kí kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel), qua đó Viettel sẽ hỗ trợ ngành GD-ĐT xây dựng hạ tầng kết nối Internet trường học, xây dựng kho học liệu số dùng chung toàn ngành, xây dựng CSDL ngành GD-ĐT và triển khai các ứng dụng CNTT trong các cơ sở GD&ĐT.

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 được ứng dụng CNTT thành công, hầu hết các thủ tục hành chính giữ
thí sinh – trường phổ thông – trường đại học 
và Bộ GDĐT được thực hiện qua mạng Internet (Cục CN – TT).

Đặc biệt, Bộ GD&ĐT đã triển khai thành công hệ thống phần mềm quản lý hành chính điện tử (e-Office) tới 100% cán bộ công chức, viên chức với 7 quy trình nghiệp vụ. Kết hợp với phần mềm theo dõi thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, đã giúp công tác giao việc, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ và các đơn vị thuộc Bộ trở nên minh bạch, hiệu quả (hàng tháng khoảng 9.000 lượt văn bản điện tử được gửi – nhận và theo dõi xử lý thông qua hệ thống); quy trình quản lý và đặt phòng họp, lập lịch công tác, sử dụng xe ô tô công vụ đều được thực hiện trên mạng.

Hệ thống này đã kết nối tới 63 Sở GD&ĐT trên cả nước phục vụ quản lý điều hành, gửi-nhận văn bản điện tử. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục triển khai kết nối tới các cơ sở đào tạo. Cổng thông tin điện tử của Bộ hoạt động ổn định, cung cấp thông tin kịp thời về chủ trương, chính sách của Bộ, của ngành. Tích hợp 4 dịch vụ mức độ 4 và 20 dịch vụ mức độ 3. Đặc biệt, Cổng thông tin tuyển sinh là một dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 giúp kết nối, giao dịch các thủ tục liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh vào đại học giữa thí sinh, trường ĐH và cơ quan quản lý hoàn toàn qua mạng.

Để cung cấp thông tin quản lý ngành một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời, năm 2017, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu toàn ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông (dùng chung trong tất cả các trường học, phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT.

CSDL ngành đã triển khai 4 thành phần là mạng lưới trường học, lớp học, học sinh và đội ngũ cán bộ, nhân viên, giáo viên phục vụ quản lý giáo dục. Bộ cũng đã xác định lộ trình xây dựng các CSDL thành phần còn lại và tích hợp các hệ thống thông tin toàn ngành hiện tại vào CSDL Ngành, tạo nên một hệ thống thống nhất, dùng chung toàn ngành.

                                                                                                               Thục Anh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam