Sức sống mới ở “Vùng biển chết”

TNV - Hàng trăm cơ sở nuôi trồng thủy sản, hàng ngàn hộ dân sinh sống, nhiều cánh đồng cây cối, hoa màu mọc xanh tươi dưới khí trời trong lành. Đó là tất cả những gì chúng tôi cảm nhận được khi trở lại vùng biển huyện Lộc Hà- Hà Tĩnh. Vùng biển mà người dân trước đây từng gọi là “vùng biển chết” vì sự cố “Formosa”.

Lộc Hà một thời chao đảo vì Formosa

 Năm 2016, ở huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh có một “sự kiện môi trường” làm đau đầu các nhà chức trách và chao đảo cuộc sống của người dân. Đó là sự kiện “xả thải Formosa”. Mặc dù hiện nay “sự cố” ấy đã lùi vào dĩ vãng, toàn bộ “dải biển chết” ở Lộc Hà đã “sống” bởi sự quyết liệt của Chính phủ và các cơ quan chức năng, nhưng nỗi ám ảnh của người dân thì chưa quên được.

Được mùa cá mới ở Thịnh Lộc.

Ông Đặng Văn Ngữ - một trong hàng ngàn người xứ nghệ huyện Lộc Hà, lúc đó vườn tược bị ô nhiễm, cuộc sống gia đình đảo lộn bởi mùi hôi thối của cá chết từ biển “xộc” vào bữa ăn, giấc ngủ. “Ngày đó cả làng sống trong lo âu. Phần vì cả ngày nhức đầu với mùi hôi thối, phần lo tương lai hậu thế sau này liệu sinh tồn được nữa hay không. Vườn tược, sông ngòi bị ô nhiễm đã đàng, đằng này người dân cũng bị đe dọa. Đêm không ngủ, ngày ăn không ngon, trẻ em ghẻ lở, bệnh tật tự phát. Giờ thì đã qua rồi. Người dân không còn lo âu, chủ động làm ăn sinh sống”- ông Ngữ cho biết.

Một trong những người “thoát” sau sự cố Formosa, anh Đặng Văn Đồng ở Lộc Hà chia sẻ: “Gia đình tôi sống bằng nghề đánh bắt hải sản ven bờ. Từ thời ông, cha đều mưu sinh bằng nghề chài lưới. Bỗng một chiều, cả làng xôn xao thấy hàng loạt cá chết trắng, dạt vào bờ biển. Ô nhiễm từ cá chết rất kinh khủng. Đi đâu cũng ngửi mùi hôi, thối, ăn không ngon, ngủ chẳng yên. Sau khi biết nguyên nhân cá chết do hàng loạt nhà máy trong tổ hợp thép Formosa thải ra môi trường, nhiều người “nản lòng” “than”: “Làm ăn gì được nữa. Môi trường ô nhiễm, biển cá chết, lấy gì mưu sinh? Hàng trăm thanh niên bỏ làng vào miền Nam kiếm sống. Làng xã xơ xác, bãi biển Lộc Hà trơ trọi; thuyền úp bãi biển; lới treo gác bếp”- anh Đồng hồi tưởng lại.

 Đoàn viên thanh niên thu gom rác làm sạch bãi biển.

Kể lại lại chuyện người dân khốn khổ vì sự cố Formosa 4 năm trước, bà Nguyễn Thị Hường ở xã Thạch Kim chia sẻ: “Thời điểm đó, nhiều làng nghề, xí nghiệp trên địa bàn điêu đứng phá sản. Cuộc sống người dân đảo lộn. Hàng trăm gia đình “trắng tay” trong một tuần. Nghĩ lại thấy cực quá”.

Màu áo xanh tình nguyện giữa cuộc sống hồi sinh  

Có mặt tại biển Lộc Hà sau bốn năm xa quê hương. Điều làm tôi xúc động ứa nước mắt là cuộc sống hồi sinh của người dân bản xứ ngay trên dải biển xưa kia là “vùng biển chết”.

 Thanh niên Lộc Hà xây nhà giúp dân.

Gặp chị Nguyễn Thị Hải - người dân xã Thạch Kim đang kéo lưới ven biển. Chị Hải nở nụ cười phấn khởi trong ánh bình minh: “Chú Đồng ngạc nhiên à. Biển quê mình chừ đẹp rồi không như xưa nữa mô. Ngày xưa nghĩ cực thiệt đó. Chừ (giờ -PV) biển sạch, nước mát lắm. Sáng nào chị cũng kéo lưới ở đây. Mấy chục năm mưu sinh bằng nghề ni. Nhờ biển mà xây được nhà, mua được xe máy đó”.

Rời bãi biển Thạch Kim, tôi “phóng” đến Thịnh Lộc. Bốn năm trước Thịnh Lộc là “nạn nhân” của Formosa và “tâm điểm” của ô nhiễm. Không thể hình dung nổi, hàng trăm thuyền, ghe ra vào cảng cá tấp nập. Cả ngàn ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, mái bằng cao vút soi mình suống nước; nhiều ngư dân đang chuyển đá lạnh xuống tàu cho chuyến hải trình mới đánh bắt xa bờ; nhiều quán hàng mở cửa “giao hàng tận tàu” để kịp thời rời bến. Đây nhà hàng, khách sạn; kia khu du lịch vui chơi giải trí công viên nước. Anh Trần Đăng Hải - một chủ quán ở cầu cảng Thịnh Lộc cho biết, mặc dù dịch Covid đang hành hoành, nhưng cảng Thịnh Lộc vẫn tấp nập. “Để hạn chế tiếp xúc, phòng dịch Covid, chúng tôi cung ứng tất cả gạo, dầu, mì tôm tận tàu khi có yêu cầu. Anh nhìn kìa, mấy tàu cá kia chiều nay sẽ ra khơi đánh cá. Tuần sau về lại có trăm triệu đồng” - anh Hải cho biết.

Thanh niên tình nguyện dọn đường phố chiều thứ cuối tuần mùa Covid .

Đi trên triền cát sớm lúc bình minh, ngắm “dải thảm” xanh mướt phía xã Thịnh Lộc; nhìn những con tàu tấp nập “ăn hàng” để chuẩn bị ra khơi nơi cầu cảng Kim Lộc, lòng tôi tự hào hãnh diện. Chỉ 4 năm trước thôi, ngay bãi biển này là ô nhiễm, người dân khổ cực, làng xã tiêu điều. Bốn năm sau, “vùng biển chết” năm xưa đã hồi sinh, cuộc sống người dân đã “thay da đổi thịt”.

 “Phượt” xe máy trên những con đường liên xã đổ nhựa và bê tông phẳng lì, niềm vui như được nhân đôi. Lời bài hát “Với Hà Tĩnh mình, sao mà thương mà nhớ / khi tôi ấu thơ gió bụi cát bay, lẫn trong sữa thơm mẹ nuôi tôi lớn/ Ơi Hà Tĩnh mình, đường về có nhớ/trời chang chang nắng ai quàng áo tơi/ Dân tôi ngàn năm khó nhọc/mà sống chắt chiu câu nghĩa tình/ Biết khi mô trong khi mô đục/rằng là nhục là vinh thấm vào gan ruột. Cuộc sống người miền biển xứ Nghệ đã rồi những ngày hoạn nạn, khó khăn. Thay vào đó là niềm vui sướng, đủ đầy, văn minh, nghĩa tình của người bản xứ.

                                                                          Bài, ảnh: Đặng Đồng

                                                                    Phòng Chính trị Lữ đoàn 171

                                                                    

 

 

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam