Trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại: Thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp

Giáo dục, Thương hiệu giáo dục | 10:39:00 29/05/2020

TNV - Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến các ngành các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực đào tạo nghề. Các trường nghề hiện nay đã phát huy tính năng động, sáng tạo nhanh chóng đi tắt đón đầu ứng dụng những mô hình đào tạo tiên tiến nhằm tạo ra chất lượng thật trong sản phẩm đầu ra của mình. 

TS. Nguyễn Tiến Tùng – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp và Thương mại
phát biểu tại Chung kết cuộ thi Robocon lần thứ 2
 

 Đồng thời áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo và việc thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường (NT) với doanh nghiệp (DN) là vấn đề được quan tâm đặc biệt được các trường triển khai rất sớm. Nhanh chóng nhận thức được xu hướng này: trường Cao đẳng Công nghiệp và Thương mại (COIT) đã xúc tiến kí kết hợp tác với Công ty cổ phần hợp tác lao động và thương mại (LABCO) để triển khai: “Đề án Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho thực tập sinh đi lao động tại thị trường Nhật Bản”.

Nội dung cốt lõi của chương trình hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là COIT và LABCO sẽ cùng phối hợp tuyển sinh và đào tạo để hướng tới đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho thực tập sinh đi lao động tại thị trường Nhật Bản dựa trên nền tảng công nghệ đào tạo từ xa - tự học có hướng dẫn mà nhà trường đang áp dụng. Đây là chương trình khi tham gia, người học có thể vừa học để lấy bằng Cao đẳng với danh hiệu Kỹ sư thực hành, Cử nhân thực hành; vừa được đi thực tập sinh tại Nhật Bản 03 năm để gia tăng thu nhập. Tốt nghiệp chương trình đào tạo này, học viên sẽ được cấp bằng cao đẳng danh hiệu Kỹ sư thực hành, Cử nhân thực hành của COIT (Bằng cấp có giá trị pháp lý được công nhận ở Việt Nam và Nhật Bản, có quyền học lên trình độ đại học, đi lao động dạng kỹ sư thực hành tại Nhật Bản, được tiếp nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam…).

Với thế mạnh nội tại của COIT: là một trường công lập trong hệ thống quản lí của Bộ Công Thương, có bề dày truyền thống trong đào tạo nghề, lại là trường đi đầu trong công tác đào tạo trực tuyến, ứng dụng khoa học - công nghệ trong quá trình dạy và học...đây chính là cơ sở quan trọng cho mối quan hệ hợp tác giữa NT và DN, là đảm bảo chắc chắn cho thành công của mô hình nói trên. Đặc điểm nổi bật của chương trình hợp tác giữa COIT và LABCO này là: Bản thân người học được trải nghiệm công nghệ giáo dục tiên tiến nhất hiện nay; Người học có thể học mọi lúc, mọi nơi, học qua điện thoại, học qua máy tính; Vừa đi học vừa có thể đi làm, tiết kiệm thời gian và chi phí học tập; Học viên được hỗ trợ 100% học phí bởi doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản; Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, tận tâm tận tình trong giảng dạy; Học viên được hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và lao động ở Việt Nam, lẫn Nhật Bản; Quá trình thực tập sinh tại Nhật Bản trong 03 năm học viên có thể kiếm tiền tăng thu nhập cho bản thân và gia đình; Học viên có kiến thức, bằng cấp, gia tăng thu nhập, cơ hội thăng tiến; Kiến tạo việc làm bền vững cho học viên sau tốt nghiệp: đi Nhật Bản làm việc theo diện kỹ sư, ứng tuyển vào các doanh nghiệp Nhật Bản trong nước; Phù hợp với xu thế của thế giới hiện nay, giúp các bên chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ quản lí để cả nhà trường và doanh nghiệp đều thắng: WIN – WIN. 

TS. Nguyễn Tiến Tùng (bên trái) tặng hoa chúc mừng đối tác Doanh nghiệp

Năm 2020 nhà trường phối hợp với doanh nghiệp để đồng tuyển sinh, tuyển dụng 3 chuyên ngành đào tạo với 200 chỉ tiêu: Phiên dịch tiếng Nhật kinh tế, thương mại, Quản trị lễ tân, Công nghệ kỹ thuật cơ khí và sẽ sớm tuyển ngành Điều dưỡng (chăm sóc người cao tuổi), quá trình học tập chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Học 6 tháng tiếng Nhật và các môn chuyên ngành tại Việt Nam

Giai đoạn 2: Xuất cảnh sang Nhật Bản làm việc và học nối tiếp chương trình đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn

Giai đoạn 3: Hết hạn hợp đồng về nước, tiếp tục học 6 tháng và nhận bằng tốt nghiệp

 Giai đoạn 4: Hỗ trợ miễn phí thủ tục quay lại Nhật Bản theo diện kỹ sư - chuyên gia hoặc làm việc tại các tập đoàn công nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam 

Phương thức đào tạo tiên tiến, linh động phù hợp với người học: Học online qua bài giảng đa phương tiện (Slide, Video, Audio), hoặc có thể học qua đĩa CD hoặc giáo trình điện tử,...; Tương tác với giảng viên và các học viên khác hằng ngày qua forum, hệ thống giải đáp thắc mắc,…; Củng cố kiến thức bài học qua hệ thống ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm hoặc luyện tập; Làm bài kiểm tra trắc nghiệm online giữa kỳ; thi hết học phần tập trung tại trường hay trạm đào tạo từ xa của trường. 

 Đối tượng tuyển sinh đa dạng: bạn có thể là học sinh, công nhân, nông dân hay nội trợ... nhưng đảm bảo yêu cầu tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương. Thời gian đào tạo: từ 3 – 5 năm (căn cứ vào hồ sơ, văn bằng của người học khi xét tuyển và phỏng vấn (tính từ ngày có quyết định công nhận là sinh viên)). Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển (bởi COIT) và phỏng vấn sau khi học tiếng Nhật 01 tháng (bởi nghiệp đoàn Nhật Bản).  

Điểm mới trong mô hình này là sự chuyển đổi mô hình hợp tác từ “ hoạt động độc lập” sang “ tương tác qua lại liên tục” giữa hai chủ thể, nhằm thích nghi và bắt nhịp với tốc độ phát triển của xu thế hiện tại. Phá bỏ các rào cản của tư duy làm giáo dục kiểu cũ để tăng thêm động lực cho NT hướng tới tự  chủ.

Giờ học của các học viên

Không quá khó để nhận ra những lợi ích của việc hợp tác giữa NT với DN. Bất kỳ đối tượng nào cũng sẽ được thụ hưởng những kết quả tích cực từ quá trình này. Đối với sinh viên, đối với NT và đối với DN như chúng ta đã nêu ở trên. Còn đối với xã hội: Việc hợp tác này sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm cho vùng, giảm tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên mới ra trường.

Như vậy, đề án hợp tác đã triển khai, để đề án này phát triển thành công, mối quan hệ hợp tác giữa NT và DN ngày càng đi vào chiều sâu cần phát huy 3 động lực: đảm bào hài hòa lợi ích giữa học viên, nhà trường và doanh nghiệp, trong đó lợi ích của người học phải được đề cao vì đó cũng là mục tiêu cuối cùng của giáo dục – đào tạo là vì con người. Mối quan hệ hợp tác phải được xây dựng trên cơ sở niềm tin chiến lược giữa các bên và động lực thứ 3 đó là sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách phía nhà nước. Bên cạnh đó, cũng cần hai bên chủ động vượt qua các rào cản: Rào cản về nhận thức, đặc biệt là của tầng lớp lãnh đạo DN và NT, yêu cầu về sự đồng thuận trong quá trình triển khai đề án là rất cao. Rào cản về tài chính: Điều này chủ yếu đến từ phía DN, khi họ không dự trù để có đủ kinh phí cho hợp tác với NT. Rào cản về nguồn lực con người và trang thiết bị: Cả NT và DN đều chưa có hoặc không bố trí những con người có đủ trình độ và kinh nghiệm, cũng như trang thiết bị phù hợp để tham gia hợp tác. Rào cản về tầm nhìn và vấn đề niềm tin: Đó là sự không tin tưởng vào năng lực của đối tác, không chia sẻ một tầm nhìn chung. Rào cản cuối cùng đến từ việc thiếu các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước.

TS. Nguyễn Tiến Tùng
Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp và Thương mại

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam