Kiến Xương: Khuyến khích chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn quả, cây dược liệu và cây màu để tăng giá trị sản xuất

Thời sự, Thời sự, Xã hội | 11:25:00 25/06/2020

TNV - Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm tới, Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện Kiến Xương (Thái Bình) lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 dự kiến diễn ra từ ngày 28 – 30/6/2020nêu rõ: Chú trọng kết nối với khu kinh tế Thái Bình, đường quốc lộ ven biển và sự phát triển của các địa phương liền kề trong xây dựng kế hoạch phát triển; phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình quân từ 10,02%/năm trở lên.Chuyển dịch mạnh cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp.Tạo thuận lợi cho các hoạt động tích tụ, tập trung đất đaitạo ra vùng sản xuất lớn. Khuyến khích chuyển đổi từ đất lúa sang trồng cây ăn quả, cây dược liệu và cây màu để tăng giá trị sản xuất.

Điểm sáng về dồn điền đổi thửa và xây dựng nông thôn mới

Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, Báo cáo chính trị khẳng định: Kinh tế tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất 5 năm tăng bình quân 9,85%/năm (mục tiêu Đại hội đề ra là 8,52%/năm). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; tỷ trọng sản xuất nông - lâm - thủy sản giảm từ 33,6% (năm 2015) xuống 24,1% (năm 2020); công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 43,4% lên 52,1%; thương mại dịch vụ tăng từ 23,6% lên 23,8%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng từ 48,76 triệu đồng/người năm 2015 lên 71,64 triệu đồng/người năm 2020, vượt mục tiêu đại hội (mục tiêu đại hội  71,25 triệu đồng).

 Cứ đến tháng 9, tháng 10 âm lịch hàng năm là nông dân xã Hồng Tiến vào vụ thu hoạch rươi.
Con rươi và các món ăn chế biến từ rươi đã trở thành đặc sản của xã Hồng Tiến,
của huyện Kiến Xương được cả nước biết đến. Ảnh: V. Toàn.

 

Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới vẫn là thế mạnh của huyện, với giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2020 ước đạt 2.945,2 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 2,06%/năm, vượt mục tiêu đại hội (mục tiêu đại hội 2,01%/năm).

5 năm qua, huyện Kiến Xương luôn đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai và phát triển các hình thức liên kết sản xuất, thuê mượn đất, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung với tổng diện tích gần 1.300 ha, tăng 623 ha so với năm 2015; trong đó 911 ha diện tích đất đã được tích tụ với quy mô từ 02 ha trở lên tăng 640 ha so với năm 2015. Đồng thời đã cơ giới hóa 100% khâu làm đất, 95% khâu thu hoạch lúa.

Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại và nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm theo nhu cầu của thị trường. Nuôi trồng thủy sản được mở rộng; phát triển các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại các xã duyên giang với diện tích gần 200 ha. Duy trì gần 160 tàu thuyền, sản lượng đánh bắt đạt trên 1.500 tấn/năm. Bảo tồn, duy trì đặc sản truyền thống: mắm cáy, rươi, .. quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích 28 ha tại xã Hồng Tiến. 

Nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện Kiến Xương đã xây dựng 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 đột phá phát triển. Theo đó, huyện tập trung nguồn lực vào xây mới cầu Cam, nâng cấp Quốc lộ 37B dài gần 15 km từ bến Cồn Nhất đến trung tâm huyện, tạo đà cho toàn bộ 12 xã phía Nam phát triển kinh tế - xã hội; đầu tư hệ thống tưới tiêu các vùng chuyên canh cây trồng có giá trị kinh tế cao, hạ tầng các cụm công nghiệp tập trung. Ứng dụng công nghệ thông tin, minh bạch, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động của cơ quan hành chính sự nghiệp; tập trung vào nâng cao năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội đối với cán bộ cấp cơ sở. Chú trọng đào tạo nghề cho người lao động phục vụ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và lao động cho cụm công nghiệp, khu kinh tế.

Với mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 5.400 lao động mỗi năm. Đến năm 2025: Kim ngạch xuất khẩu đạt 118,42 triệu USD trở lên; Thu nhập bình quân đạt 77,38 triệu đồng/người/năm; Phấn đấu giảm 1/3 số hộ nghèo trở lên so với năm 2021 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025; Tỷ lệ dân số tham gia Bảo hiểm y tế đạt 97%; Phấn đấu trên 25% số xã đạt nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu…

 

 Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm. Ảnh : P. Thắm.

Công tác xây dựng nông thôn mới được triển khai quyết liệt đến mọi tầng lớp nhân dân trong toàn huyện và trở thành câu chuyện thời sự được toàn dân quan tâm hưởng ứng. Nhờ vậy, đến cuối năm 2019 huyện Kiến Xương là địa phương thứ 5/8 huyện, thành phố của tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới với 36/36 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới và có 02 xã (Thanh Tân, Bình Định) đạt các tiêu chí và hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận xã NTM nâng cao, vượt chỉ tiêu đại hội đề ra. Kiến Xương trở thành điểm sáng về dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất và xây dựng nông thôn mới trong tỉnh và toàn quốc, được nhiều địa phương trong cả nước về học tập kinh nghiệm.

Vận hội mới để tăng tốc phát triển công nghiệp trong những năm tới

Từ năm 2016 đến nay, huyện đã tiếp nhận thêm nhiều dự án đầu tư có công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, ít ô nhiễm môi trường vào các cụm công nghiệp. Tổng mức các dự án đã đầu tư 1.801 tỷ đồng, tạo ra nhiều việc làm ổn định; đưa Kiến Xương từ huyện thuần nông thành huyện có nhiều dư địa phát triển công nghiệp.  

 Cụm công nghiệp Vũ Qúy tạo việc làm cho trên 3 nghìn lao động với mức thu nhập
ổn định từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Ảnh : P. Thắm.Cụm công nghiệp Vũ Qúy
tạo việc làm cho trên 3 nghìn lao động với mức thu nhập ổn định
từ 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Ảnh : P. Thắm.

Theo quy hoạch, huyện Kiến Xương có 07 cụm công nghiệp; trong đó: Cụm công nghiệp Vũ Ninh đã cơ bản được lấp đầy; cụm công nghiệp Vũ Quý 9,3 ha được mở rộng lên 70 ha; Cụm công nghiệp Thanh Tân 25ha được mở rộng lên 41 ha; thành lập mới cụm công nghiệp Trung Nê với diện tích 50 ha; 03 cụm công nghiệp trên đã có nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng; cụm công nghiệp Cồn Nhất được điều chuyển về xã Nam Bình với quy mô diện tích 70 ha.

Trước làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt nam với Liên minh châu Âu – EVFTA có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, sẽ mở ra vận hội mới để ngành công nghiệp của huyện tăng tốc phát triển công nghiệp trong những năm tới.

Dây truyền sản xuất quần áo thể thao xuất khẩu tại nhà máy MXP cụm công nghiệp Vũ Ninh. Ảnh : P. Thắm.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nghề và làng nghề giữ ổn định và có bước phát triển. Toàn huyện, hiện có 24 làng nghề đáp ứng được các tiêu chí. Nhiều sản phẩm nghề, làng nghề đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận thương hiệu như: Mắm cáy, rượu Đinh Lăng (xã Hồng Tiến), sản phẩm làng nghề chạm bạc Đồng Xâm (xã Hồng Thái và Lê Lợi). 

Công tác quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch xây dựng phân khu đã được quan tâm thực hiện đảm bảo chất lượng. Năm 2019, các xã, thị trấn đã hoàn thành xong điều chỉnh quy hoạch chung; hoàn thiện đồ án quy hoạch vùng huyện Kiến Xương đến năm 2040; hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống giao thông vận tải trên toàn huyện.

 Hệ thống giao thông của huyện được nâng cấp hiện đại. Ảnh : P. Thắm.

Đến nay, huyện hoàn thành cứng hóa 100%  đường giao thông nông thôn ở 33/33 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đầu tư nâng cấp và hoàn thành mới nhiều tuyến giao thông trọng điểm như: Đường Vũ Quý - Vũ Bình; đường 219 đoạn qua xã Quốc Tuấn, Bình Nguyên; đường Quang Trung - Quang Minh; đường 457 Bình Minh-Trà Giang; đường Lê Lợi - Nam Cao - Thượng Hiền; xây mới cầu Vũ Quý - Vũ Trung; tổng chiều dài các tuyến đường được nâng cấp là 45,64 km.

5 năm qua, toàn huyện đã tổ chức 70 lớp dạy nghề cho trên 2.350 lao động nông thôn; mỗi năm giải quyết việc làm cho gần 5.400 lao động. Phong trào giúp nhau làm kinh tế, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, giống cây, con được thực hiện có hiệu quả; nhiều hộ đã thoát nghèo, một số hộ trở lên khá; đến năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,16%, hộ cận nghèo còn 3,38%.

Tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản trong cơ cấu nông nghiệp

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong 5 năm tới, Báo cáo chính trị nêu rõ: Chú trọng kết nối với khu kinh tế Thái Bình, đường quốc lộ ven biển và sự phát triển của các địa phương liền kề trong xây dựng kế hoạch phát triển; phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất bình quân từ 10,02%/năm trở lên.

HTX dịch vụ nông nghiệp xã Vũ Lễ liên kết với doanh nghiệp cung ứng giống và bao tiêu
dưa cho người dân. Ảnh: ST.

Theo đó, huyện Kiến Xương chuyển dịch mạnh cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp gắn với tăng quy mô và giá trị hàng hóa, tăng tỷ trọng chăn nuôi và thủy sản trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp. Tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm sinh thái từng xã; đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và dịch vụ sản xuất nông nghiệp.

Tích cực thu hút các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nông dân với với doanh nghiệp, Hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại. Xây dựng thương hiệu cho một số nông sản có thế mạnh. Hoàn thiện hạ tầng nông nghiệp, trước hết là vùng chuyên canh các sản phẩm có lợi thế, đầu mối tiêu thụ ổn định.

Đặc sản mắm cáy của HTX SXKD dịch vụ thủy sản Hồng Tiến. Ảnh : Lê Dung.

Đồng thời, tạo thuận lợi cho các hoạt động tích tụ, tập trung đất đai tạo ra vùng sản xuất lớn; thực hiện việc dồn đổi diện tích của các hộ không còn nhu cầu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích chuyển đổi từ đất lúa sang trồng cây ăn quả, cây dược liệu và cây màu để tăng giá trị sản xuất.

Kết hợp với phát triển mạnh đàn trâu bò thương phẩm theo chuỗi liên kết, tạo điều kiện để doanh nghiệp đầu tư xây dựng ít nhất 01 trang trại "lõi" chăn nuôi trâu bò thương phẩm. Hỗ trợ xây dựng một số mô hình sản xuất giống con vật nuôi và xây dựng một số điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Phát triển gia trại, trang trại theo hướng tổng hợp cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường.

 Cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa.  Ảnh : Lê Dung.

Khuyến khích cải tạo ao, hồ, hỗ trợ kỹ thuật, giống để nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản; phát triển nuôi cá lồng trên sông tại các xã An Bình, Quốc Tuấn, Trà Giang và ở các xã duyên giang khác. Mở rộng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Hồng Tiến và các địa phương có điều kiện.

Đặc biệt chú ýcủng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt; huy động các nguồn lực bảo dưỡng, nâng cấp và đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn; xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đẩy nhanh việc xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp hiện có; thu hút đầu tư sớm lấp đầy diện tích đất cho thuê. Gắn các làng nghề thủ công truyền thống như chạm bạc, dệt đũi, mây tre đan và nghề mới có sản phẩm xuất khẩu với phát triển du lịch./.

  Phạm Quỳnh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam