Xu hướng và vấn đề chiến lược của giáo dục nghề nghiệp

Giáo dục, Hướng nghiệp | 09:05:00 16/09/2020

TNV - Tám năm kể từ ngày Chiến lược phát triển dạy nghề Việt Nam 2011-2020 được áp dụng trong thực tế, đã có những thành tựu đáng kể được tạo dựng, đưa GDNN phát triển mạnh mẽ hơn theo hướng đáp ứng nhu cầu của thị trường và nhu cầu người học. Hướng tới Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2020-2030, những phát triển mới về công nghệ và kinh tế xã hội đặt ra yêu cầu về tầm nhìn và các biện pháp thực hiện cụ thể để đảm bảo vai trò then chốt của GDNN trong quá trình xây dựng kỹ năng cho nguồn nhân lực Việt Nam.

Dạy nghể ở nước ta đã có lịch sử phát triển gần nửa thế kỷ và có những đóng góp rất to lớn trong phát triển KT-XH của đất nước qua các thời kỳ khác nhau. Tuy nhiên phải đến năm 2011, lần đầu tiên ở Việt nam mới có Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020.

Giáo dục nghề nghiệp cần có chiến lược lâu dài

Chiến lược dạy nghề đã làm cơ sở xây dựng các kế hoạch phát triển dạy nghề và các chương trình, dự án, bao  gồm cả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế. Qua đó chất lượng dạy nghề đã được nâng lên, từng bước đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp và cung ứng cho thị trường lao động nhân lực qua đào tạo.

Đến nay, chiến lược dạy nghề đã hoàn thành sứ mạng lịch sử. Trong giai đoạn mới, cần có một chiến lược mới, đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế đất nước trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập và thích ứng được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – Chiến lược phát triển GDNN.

Xét từ quan điểm người học, hệ thống GDNN cần có tính liên thông tốt hơn giữa các bậc học, ngành học và các cơ sở đào tạo để người học có được sự chủ động linh hoạt hơn, cũng như hiệu quả kinh tế cao hơn khi tham gia GDNN. Các đại biểu là cán bộ, giáo viên của các cơ sở GDNN cũng đề cập tới yêu cầu phát triển hệ thống GDNN theo hướng hòa nhập, đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật, và các yêu cầu về đa dạng giới.

Từ nay đến năm 2035, Việt Nam sẽ phải đối mặt với cơ cấu dân số biến động rất mạnh. Hệ quả của sự biến động dân số này là dân số trong độ tuổi lao động giảm xuống có nghĩa là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng thu nhập đầu người sẽ yếu đi, do vậy tăng cường đầu tư chiều sâu cho vốn con người và các nhân tố đẩy mạnh tăng trưởng năng suất khác càng trở nên thiết yếu hơn nếu muốn duy trì bền vững tăng trưởng cao.

Ứng dụng công nghiệp 4.0 vào giáo dục nghề nghiệp

CMCN 4.0 sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong cơ cấu của các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp cũng như đóng góp của mỗi ngành trong tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế của nước ta thời gian tới. CMCN 4.0 sẽ góp phần chuyển dịch sản xuất công nghiệp quốc gia theo hướng từ nền kinh tế năng suất thấp sang nền kinh tế năng suất cao. Hầu hết các xu hướng trên đều mang lại cơ hội tốt.

Nhưng chúng cũng có thể đi kèm những tác động phụ với những hệ quả ngoài dự kiến và cần được quản lý tốt. Công nghệ mới đòi hỏi kĩ năng cao, tiết kiệm lao động nên các ngành nghề phổ thông thuộc nhóm thu nhập trung bình sẽ dần biến mất và thay vào đó là những việc làm đòi hỏi tay nghề cao và mang lại thu nhập cao hơn.

Lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cuộc cách mạng 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung (trung cấp, cao đẳng) cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới- kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế 4.0.

Hoa Anh Đào

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam