Tặng bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho 63 thầy, cô giáo chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”

Giáo dục, Giới trẻ | 08:00:00 17/11/2020

TNV - Chiều 16/11, tại trụ sở Bộ Giáo dục & Đào tạo (Hà Nội) diễn ra buổi gặp mặt "Giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số tham gia chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020”. Tại chương trình, 63 giáo viên được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Tại buổi gặp mặt, các giáo viên bày tỏ thực trạng và nguyện vọng được các cấp, các ngành quân tâm, giúp đỡ công tác giáo dục tại những địa phương khó khăn, đa phần học sinh là con em dân tộc thiểu số.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Ngô Thị Minh và anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương trao bằng khen tới các thầy cô

Cô giáo Lê Thị Thu Trang (GV Ngữ Văn tại Phú Yên) chia sẻ: Thực tế là đa phần học sinh người dân tộc thiếu số tại địa phương ít biết chơi các loại nhạc cụ, ít biết về văn hoá cồng chiêng, những đặc trưng văn hoá của dân tộc mình... Theo cô Trang, cần có các chương trình ngoại khoá, các hoạt động giáo dục để các em

Thầy K’Dĩnh (GV dạy tiểu học ở Bình Thuận) trăn trở: Đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận có điều kiện sống, cơ sở vật chất và giáo dục đều còn nhiều khó khăn. Thực trạng là học sinh nơi đây chỉ học hết tiểu học, sang đến cấp 2 nhiều em bỏ học. Phụ huynh gần như "khoán trắng" cho giáo viên, để mặc con em thích đi học thì học, không thích học thì thôi. Vì vậy, thầy K’Dĩnh mong muốn rằng có chương trình hướng nghiệp phù hợp, giúp các em yên tâm học tập.

Cô giáo Vàng Ha De (dân tộc La Hủ, tỉnh Lai Châu), là một giáo viên mầm non, chị gặp khó trong việc vận động học ính tới trường, tới lớp. “Nhiều khi phụ huynh nói rằng các cháu còn nhỏ, các cháu chưa cần phải học. Việc học của học sinh được giao phó cho các thầy cô. Thầy cô phải đến tận nhà đón học sinh đi học”, cô A De nói.

Bên cạnh đó, cô Ha De cũng có chung mối quan tâm về việc văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số bị mai một. Cô mong rằng chương trình giáo dục của các em học sinh dân tộc thiểu số có thêm những tiết học, bài giảng gắn với văn hoá truyền thống địa phương.

Thầy giáo Thạch Sa Quên (dân tộc Khơ Me, tỉnh Trà Vinh) Hiện nay, bộ môn tiếng Khơ Me tại các vùng có người dân tộc Khơ Me thì có 2-3 tiết học một tuần ở bậc Tiếu học, tuy nhiên khi các em lên tới cấp 2 thì không còn chương trình dạy học bằng tiếng Khơ Me nữa, dẫn tới học sinh không biết viết tiếng mẹ đẻ.

Mong muốn của thầy giáo Quên là phổ biến bộ môn tiếng Khơ Me ra toàn tỉnh. Bên cạnh đó, thầy mong muốn chú trọng phát triển văn hoá Khơ Me, tăng cường trình độ văn hoá, trình độ tay nghề cho người dân.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cùng lãnh đạo các vụ, cục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giải đáp, chia sẻ với những ý kiến của các thầy cô giáo nêu ra tại chương trình.

Tại đây, Thứ trưởng Ngô Thị Minh và Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 63 thầy cô giáo tiêu biểu người dân tộc thiểu số đang trực tiếp dạy học cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Hải An

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam