Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cấp vùng tại Lâm Đồng

Giới trẻ, Đoàn, Hội, Đội | 10:56:00 03/03/2021

TNV - Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 về phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Đề án Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2019-2022 của Ban chấp hành Trung ương Đoàn ban hành ngày 10 tháng 4 năm 2019.

Để thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Trung ương Đoàn lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020- 2025. Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Văn phòng Đề án 844 - Bộ KHCN, Cục Phát triển DN - Bộ KHĐT tư tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp ĐMST tại 09 tỉnh thành, trong đó Lâm Đồng là địa phương được chọn, Chương trình nằm trong khuôn khổ Hành trình Thanh niên Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2020 với chủ đề:“Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp và tận dụng thời cơ để bứt phá từ đại dịch”. Ngày hội tại Lâm Đồng bao gồm rất nhiều các hoạt động ý nghĩa như: Hội nghị kết nối khởi nghiệp, đào tạo cho đoàn viên thanh niên, startup về khởi nghiệp ĐMST, Tham quan mô hình khởi nghiệp thành công tại địa phương. Tại Hội nghị kết nối, các chuyên gia, các chủ doanh nghiệp, các bạn startup đã trao đổi, tư vấn, nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của địa phương; 

Theo báo cáo của đại diện địa phương trong Hội nghị, Giai đoạn 2016- 2020, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Bức tranh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã thật sự khởi sắc trong mọi lĩnh vực như tài chính, du lịch, nông nghiệp, giáo dục, logistics và hàng loạt các lĩnh vực khác có liên quan đến công nghệ. Trong đó, với lợi thế về đất đai, khí hậu và điều kiện tự nhiên thuận lợi số lượng các doanh nghiệp, dự án khởi nghiệp nông nghiệp vượt trội hẳn so với những lĩnh vực khác. Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang gây những ảnh hưởng đến tình hình kinh tế nói chung và đặc biệt là lĩnh vực khởi nghiệp nông nghiệp đã gặp ít nhiều những khó khăn. 

Trong 03 năm, Lâm Đồng đã tổ chức kết nối thành công 49 ý tưởng khởi nghiệp với các nhà đầu tư. Với số lượng bình quân gần 1.000 doanh nghiệp được thành lập mới hàng năm (giai đoạn 2016-2020) thì số lượng các ý tưởng khởi nghiệp trong 03 năm qua của tỉnh Lâm Đồng là khá cao so với các địa phương trong nước. Qua các cuộc thi khởi nghiệp trong hai năm qua cho thấy cho thấy nhiều sinh viên, thanh niên, phụ nữ…trên địa bàn tỉnh có đam mê, khát vọng vươn lên để thành đạt, dám dấn thân và có ý tưởng sáng tạo trong khởi nghiệp. Nhiều ý tưởng được chọn qua các cuộc thi được hội đồng giám khảo đánh giá cao, tạo được dấu ấn về tính sáng tạo, phù hợp với những vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra.

Ngày hội đã thu hút được đông đảo các thành phần trong Hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tại đây, các chuyên gia, các chủ doanh nghiệp, các nhà khởi nghiệp đã trao đổi, tư vấn, nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của địa phương. Hội nghị đã hỗ trợ các Startup mở rộng mạng lưới kết nối của mình và đồng thời cũng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ chuyên gia với các phiên chuyên đề tập trung vào thúc đẩy lĩnh vực Nông nghiệp Thông minh. Các nhóm vấn đề chính tại hội nghị được thiết kế xoay quanh các chủ đề: Thủy Hải sản, Nông Lâm nghiệp và Nông nghiệp kết hợp với Du lịch, logistic. 

Phát biểu tại Hội nghị, các chuyên gia nhận định: Lâm Đồng là một trong số không nhiều địa phương đã sớm hình thành cơ chế, chính sách, tổ chức và cơ chế vận hành chính sách hỗ trợ khởi nghiệp nhưng qua thực tế cho thấy chính sách và mô hình tổ chức của chúng ta có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế. Ngoài nguồn lực là Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp; tỉnh còn chủ trương sử dụng các Quỹ khuyến công, Hợp tác xã, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ… nhưng lại không có quy chế phối hợp các nguồn lực này nên không triển khai được trên thực tế vì mỗi quỹ đều có quy chế, đối tượng và mục tiêu riêng. Ngay cả Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp vốn là quỹ chỉ dành riêng cho mục tiêu hỗ trợ khởi nghiệp nhưng quy chế quản lý quỹ được ban hành cũng chưa thật sự phù hợp với đặc thù của đối tượng khởi nghiệp; từ đó các nguồn lực phục vụ cho chính sách hỗ trợ khởi nghiệp khó đi vào cuộc sống và chưa có những tác động tích cực thúc đẩy khởi như nghiệp như kỳ vọng.

Tuổi trẻ Lâm Đồng sôi nổi tham gia ngày hội

Theo đó,hiện nay, các quy định, cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đã và đang ngày càng được hoàn thiện, nhưng nhiều nội dung cần hướng dẫn cụ thể vẫn chưa có dẫn đến tình trạng khó triển khai các quy định và chính sách trên thực tế. Hệ thống thể chế về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp hiện đang vẫn thiếu khung pháp lý với các quy định phù hợp cho các loại hình kinh doanh mới này. Đây là rào cản lớn khiến các DN khởi nghiệp Việt Nam khó tiếp cận vốn và hoạt động. DN rất cần  định chế và hàng lang pháp lý để DN khởi nghiệp có được lối đi tốt hơn.

Từ nhận định đó chuyên gia đưa ra một số đề xuất: Một là, tiếp tục hoàn thiện, nghiên cứu, ban hành mới, bổ sung các cơ chế, chính sách cần thiết để hỗ trợ, thúc đẩy môi trường khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho các DN khỉ nghiệp có thể trụ vững. Hai là, các DN cần trang bị tốt hơn kiến thức về tài chính và huy động vốn để có thể tiếp cận và kêu gọi vốn đầu tư thành công. Thúc đẩy tài chính DN từ cả phía cung và phía cầu sẽ đảm bảo thành công lớn hơn của các DN Việt Nam. Các DN cần có sự chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố cần thiết khi khởi nghiệp; Chủ động nghiên cứu, cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật để kịp thời năm bắt, tiếp nhận, tận dụng các cơ hội, ưu đãi từ chính sách và hạn chế tối đa các rủi ro trong quá trình khởi nghiệp. Ba là, nâng cao vai trò của các hiệp hội DN và hiệp hội ngành nghề, phát huy vai trò cầu nối giữa các cơ quan quản lý và DN. Thực hiện tốt vai trò là kênh quan trọng phản biện chính sách về DN, cho phép cộng đồng DN được giám sát và đánh giá hoạt động của các cơ quan chính quyền để làm cơ sở cải thiện chất lượng dịch vụ. Bốn là, tăng cường kết nối, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức đại diện DN và các đoàn luật sư, liên đoàn luật sư để hỗ trợ pháp lý trong các tình huống cụ thể. Đẩy mạnh việc hỗ trợ pháp lý cho DN bằng nhiều hình thức như bằng văn bản, qua mạng điện tử, điện thoại…

Ngoài những phiên tọa đàm cùng các khách mời được xây dựng với nội dung chuyên sâu, phù hợp với đặc thù riêng của từng địa phương của Lâm Đồng, sẽ kết hợp các buổi tham quan mô hình khởi nghiệp tại địa phương cùng với sự tham gia của các lãnh đạo địa phương với mục tiêu lắng nghe những khó khăn và giúp đỡ Startup nông nghiệp còn non trẻ, giúp họ tập huấn nâng cao năng lực quản trị và làm kinh tế. 

Năng lực tài chính là yếu tố sống còn với bất cứ doanh nghiệp nào. Ngày Hội sẽ tổ chức một không gian riêng dành cho các nhà đầu tư và startup có cơ hội tiếp xúc và tìm hiểu nhau, những màn pitching của founders, CEO của các dự án nông nghiệp gọi vốn trực tiếp với các “Shark” là những nhà đầu tư tiềm năng, sẵn sàng đồng hành cùng các dự án chất lượng cao. Thời gian qua, những màn gọi vốn từ các startup thuộc lĩnh vực dịch vụ và công nghệ chiếm đa số, cơ hội dành cho các startup nông nghiệp tiếp cận với các nhà đầu tư còn khá khiêm tốn. Đây là sân chơi cho các Startup thực sự có tiềm năng để cọ xát và thử thách, chứng minh tiềm năng của Startup. Việc đánh giá tính khả quan của mô hình không ai phù hợp hơn là các nhà đầu tư.

Ngày hội khởi nghiệp ĐMST được hi vọng đoàn viên thanh niên và các thành phần của Hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương tham gia hưởng ứng. Đây như một cú hích đối với hoạt động khởi nghiệp của Lâm Đồng mang lại giá trị cho các Startup đặc biệt trong đó phải kể đến việc các nhà khởi nghiệp trẻ được gặp gỡ, học hỏi,  đào tạo và tham khảo góp ý từ các chuyên gia từ Hội nghị. 

Hoàng Hà

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam