Yêu cầu các DN tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa
Mọi hình thức tuyên truyền, quảng bá những nội dung trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế đều không có giá trị, không thể thay đổi được thực tế về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như thực tế vấn đề Biển Đông.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định điều này tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, khi được hỏi về bình luận của Việt Nam trước việc một số nhãn hàng nước ngoài sử dụng bản đồ có đường 9 đoạn phi pháp trên website bản tiếng Trung.
Bà Lê Thị Thu Hằng cho biết: Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông được xác lập phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Mọi hình thức tuyên truyền, quảng bá những nội dung trái với sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế đều không có giá trị, không thể thay đổi được thực tế về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, cũng như thực tế vấn đề Biển Đông.
“Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”, Người Phát ngôn nhấn mạnh.
* Thông tin về thủ tục nhập cảnh đối với người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, hiện nay, Việt Nam chưa có quy định riêng về thủ tục nhập cảnh đối với người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Trong bối cảnh “hộ chiếu vaccine” đã bắt đầu được một số nước trên thế giới áp dụng, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang phối hợp, nghiên cứu, đánh giá và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp đối với vấn đề này.
Bộ Ngoại giao đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng tìm hiểu, tổng hợp kinh nghiệm thực tiễn của các nước nhằm nghiên cứu, đề xuất chính sách xuất nhập cảnh phù hợp, hướng tới mục tiêu kép vừa chống dịch hiệu quả, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Thùy Dung/Chinhphu
Tin liên quan
-
Phương Tây lo âu trước khả năng Nga nổ ra chiến tranh với Ukraine
Người dân chê vé đường sắt Cát Linh - Hà Đông “hơi đắt”
Dòng tiền rẻ "mỏng và lỏng" gây rủi ro khi đầu tư theo tâm lý đám đông
Bảo đảm tuyệt đối an toàn trong mọi tình huống để người dân thực hiện quyền công dân
PAPI 2020: Quảng Ninh dẫn đầu; 'Kiểm soát tham nhũng khu vực công' cải thiện mạnh
Nên đọc
-
NSƯT Trần Đức trải lòng: 'Đôi khi, tôi không phải người đàn ông của gia đình'
-
Quang Liêm hạ kỳ thủ đoạt Cup Thế giới
-
Trải nghiệm phòng học thông minh hỗ trợ chuyển đổi số việc dạy học đầu tiên tại Nam Định
-
Giáo viên toàn quyền quyết định khi nào học sinh được dùng điện thoại
-
Cập nhật Covid-19: Thế giới hơn 31,4 triệu ca mắc, hơn 968.000 ca tử vong