Chu kỳ bất động sản mới quay lại sau quỹ đạo 7 năm
Chu kỳ tăng trưởng bất động sản từ 1993 đến nay
Trong lịch sử gần 30 năm hình thành và phát triển, thị trường bất động sản đã chứng kiến nhiều đợt nóng sốt - đóng băng và thường quay lại theo chu kỳ.
Chu kỳ bất động sản thứ 1: 1993 – 1999
Năm 1995 khi Việt Nam (VN) ký hiệp ước bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và gia nhập cộng đồng các nước Đông Nam Á, GDP tăng trưởng trên 9% vào các năm 1995, 1996. Điều này tạo niềm tin tích cực khiến thị trường BĐS trở nên sôi động.
Sau đó năm 1997- 1999, khi Châu Á có dấu hiệu khủng hoảng tiền tệ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP năm 1999 giảm còn 5.8%. Thị trường bất động sản cũng rơi giai đoạn suy thoái, chuẩn bị cho chu kỳ tăng trưởng mới.
Chu kỳ bất động sản thứ 2: 2000 – 2006
Từ năm 2000 VN tích cực hội nhập kinh tế, và vào năm 2001 VN đã ký Hiệp định thương mại Việt Mỹ giúp nền kinh tế tăng trưởng tốt, GDP đạt mức 7,24%, thị trường bất động sản bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ.
Sau đó từ 2003 thị trường bắt đầu chững lại, và thoái trào vào năm 2006. Năm 2003 giao dịch thành công giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm 78%.
Chu kỳ bất động sản thứ 3: 2007 – 2013
Năm 2006 VN chính thức tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO, Năm 2007-2008, thị trường BĐS hồi phục và tăng trưởng, giá đất được đẩy lên cao, lạm phát năm 2008 lên đến 22%.
Giữa năm 2008 khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra tạo thành giai đoạn thoái trào của thị trường bất động sản, lạm phát lên trên 20%. Sau đó, thị trường bất động sản rơi vào cảnh ảm đạm, đóng băng vào những năm 2011-2013 khi ngân hàng nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ.
Chu kỳ bất động sản thứ 4: 2014-2020
Năm 2013, gói tín dụng 30 nghìn tỷ hỗ trợ nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá rẻ ra đời, năm 2014, người nước ngoài bắt đầu được phép sở hữu bất động sản tại VN khiến thị trường được kích thích tăng trưởng trở lại.
Năm 2018, thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại do chính quyền đẩy mạnh rà soát pháp lý hàng loạt dự án và siết tín dụng cho BĐS. Năm 2019 trở lại giai đoạn phục hồi, một phần do quỹ đất trung tâm ngày càng cạn kiệt, xu hướng chuyển dịch ra vùng ven. Đến năm 2020, do sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, BĐS rơi vào giai đoạn khủng hoảng, GDP Việt Nam được dự đoán chỉ tăng trưởng khoảng 4.1%.
Đến nay, chu kỳ ấy tăng trưởng của BĐS đã quay trở lại, theo TS. Trần Nguyễn Minh Hải - Chuyên gia Địa ốc Đại học Ngân hàng: “Năm 2021 được dự đoán là năm thị trường chuyển biến tích cực, bắt đầu thời kỳ tăng trưởng mới. Trong giai đoạn này, thị trường bất động sản Bình Dương đang có những sắc thái khôi phục tích cực hậu dịch Covid-19. Đây được gọi là khoảng nghỉ hợp lý trước khi quay lại đầu tư”.
Thị trường phục hồi hậu Covid với các nguyên nhân đáng chú ý
TP. Dĩ An được xem là điểm vàng thu hút đầu tư
Chu kỳ bất động sản lần thứ 5 bắt đầu bùng nổ cuối năm 2021 do 3 yếu tố chính:
Thứ nhất, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/9/2021, ngành kinh doanh BĐS vẫn duy trì vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt 1,78 tỷ USD, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Thứ hai, nhà đầu tư BĐS trong nước đã có thời gian dài tích lũy tài chính và kinh nghiệm liên tục trong 6 năm qua, vì vậy, họ sẽ không để tiền ở ngân hàng mà sẽ có nhu cầu đầu tư lớn.
Thứ ba, sau mùa dịch Covid 19, khi các nhà đầu tư đã có quá nhiều thời gian “nghỉ ngơi” nên khi “bình thường mới” được thiết lập, họ càng khẩn trương để tận dụng cơ hội đầu tư trên thị trường.
Theo số liệu từ một chuyên trang BĐS, trong quý đầu năm nay, lượt tìm kiếm thông tin về bất động sản Bình Dương tăng gần 700% so với thời điểm cuối năm 2020. Trong đó người dân tại TP Hồ Chí Minh và Bình Dương chiếm hơn 95% tổng lượt tìm kiếm thông tin, phân khúc căn hộ chung cư là từ khóa tìm kiếm nhiều nhất.
Sóng BĐS dâng trở lại thời kì hậu Covid-19, theo TS. Minh Hải, năm 2021 là điểm chạm đầu tư, bắt đầu có những chuyển biến tích hơn trên thị trường, mở ra thời kỳ tăng trưởng mới, bùng nổ cả về quy mô và giá trị giao dịch.
TP. Dĩ An - Điểm vàng đầu tư trong giai đoạn “sốt đất”
Dự án HT Pearl thiết kế theo tiêu chuẩn Nhật đơn giản mà tinh tế
Trong xu thế hiện tại, Bình Dương đang được coi là khu vực đáng chú ý, đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài sau TP.HCM và Hà Nội, với 3.974 dự án, tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 36,5 tỷ USD, chiếm khoảng 9% tổng vốn đầu tư cả nước. Cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản, đồng thời nhiều chuỗi giá trị, hệ sinh thái ngành hàng hình thành.
TP. Dĩ An như “ngôi sao sáng” trên bầu trời Bình Dương, nổi bật với tiềm năng phát triển vô hạn khi triển khai loạt công trình hạ tầng như: Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (hơn 500 ha), Khu đô thị thương mại - dịch vụ Đông Bình Dương (126 ha), đường giao thông nối quốc lộ 1K với Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh mở rộng 54m và khu phức hợp Đông Hòa (5 ha), đường Mỹ Phước - Tân Vạn nối dài... Những thay đổi này nằm trong kế hoạch đưa TP. Dĩ An trở thành độ thị loại I và dự kiến sẽ là đô thị hành chính - văn hóa - công nghiệp – dịch vụ - giáo dục Bình Dương.
Hiểu được mong muốn về an toàn của người dân trong thời kỳ sau dịch, HT Pearl phát triển dự án tại TP. Dĩ An với tiêu chuẩn căn hộ cao cấp, chú trọng đến sự tiện lợi, đơn giản và quan tâm toàn diện đến đời sống của người dân. HT Pearl thiết kế theo tiêu chuẩn Nhật, có pháp lý vững vàng, được phép công khai và bán dự án nhà ở hình thành trong tương lai (văn bản được cấp ngày 20/09/2021). Dự án nằm cạnh khu làng đại học TP.Hồ Chí Minh, nơi hội tụ tinh hoa tri thức của quốc gia; đồng thời phóng tầm nhìn ra Hồ đá, Landmark81, tạo vị thế hấp dẫn cho những cư dân tương lai.
Diệu Linh