Bệnh viện Lê Văn Thịnh được trang bị máy tầm soát bệnh lý tim mạch

Sức khỏe, Truyền thông - Y tế | 09:10:00 10/01/2022

TNV - Hiện nay tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh lý tim mạch ở mức tương đối cao, theo khuyến cáo và các số liệu thống kê nguyên nhân tử vong do bệnh lý tim mạch không được kiểm soát đang được báo động. Bệnh tim mạch đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và đe doạ tính mạng người mắc phải ở mọi lúc mọi nơi trong nhiều thời điểm hoàn cảnh khác nhau. 

Bệnh tim mạch (CVD) ở Việt Nam

Bệnh tim mạch (CVD) là do các rối loạn của tim và mạch máu. Bệnh tim mạch bao gồm bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), tăng huyết áp tăng (cao huyết áp), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh và suy tim. Các nguyên nhân chính của bệnh tim mạch là sử dụng thuốc lá, thiếu hoạt động thể lực, chế độ ăn uống không lành mạnh và sử dụng rượu-bia ở mức độ nguy hại. Vì vậy, hầu hết các bệnh tim mạch có thể phòng ngừa được bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ hành vi này.

Tuy nhiên, hiện tại bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 31% tổng số ca tử vong. Tại Việt Nam, bệnh tim mạch chịu trách nhiệm cho 31% tổng số ca tử vong trong năm 2016 tương đương với hơn 170.000 tử vong.

Tỷ lệ tử vong trên toàn cầu do CVD và bệnh tật Việt Nam

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu: số người chết hàng năm do bệnh tim mạch cao hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác. Ước tính có 17,9 triệu người chết vì bệnh tim mạch trong năm 2016, chiếm 31% tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Trong số này, 85% là do nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tại Việt Nam, các bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra 31% tổng số ca tử vong trong năm 2016. Tỷ lệ tăng huyết áp ở người trưởng thành từ 18-69 tuổi là 18,9%, theo điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm STEPS năm 2015; tuy nhiên chỉ có 13,6% bệnh nhân tăng huyết áp được báo cáo là được quản lý tại một cơ sở y tế.

Những con số đáng giật mình này đã được các chuyên gia đưa ra tại hội nghị Tim mạch toàn quốc 2017 vừa kết thúc. Theo đó, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 người tử vong do các bệnh tim mạch, cao hơn cả số tử vong do ung thư. Bệnh tim mạch hiện là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và số người mắc căn bệnh này ở lứa tuổi trẻ ngày càng tăng.

Đầu tháng 10 năm 2018, Hội tim mạch Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tim mạch với sự tham gia của hơn 2000 đại biểu trong nước và quốc tế. Trao đổi trong hội nghị, các chuyên gia cho biết Việt nam hiện có khoản 25% dan số đang mắc bệnh tim mạch và 46% mắc tăng huyết áo. Hơn nữa, tỷ lệ bệnh tim mạch ở Việt Nam có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Công tác phòng chống, phát hiện và quản lý CVD

Những người mắc bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch (Do có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu) cần được phát hiện và quản lý sớm thông qua tư vấn và dùng thuốc.

Hầu hết các bệnh tim mạch có thể được phòng ngừa bằng cách giải quyết các yếu tố nguy cơ hành vi như sử dụng thuốc lá, chế độ ăn uống không lành mạnh và béo phì, thiếu hoạt động thể lực và sử dụng rượu bia ở mức độ nguy hại, thông qua việc sử dụng những chiến lược trên phạm vi toàn dân.

Khám tầm soát tim mạch như thế nào cho hiệu quả

Theo khuyến cáo của các chuyên gia về tim mạch, nhóm người có yếu tố liên quan bệnh lý thận, nguy cơ tim mạch cao nên được thăm khám tầm soát một cách đầy đủ an toàn hiệu quả, người bệnh phải được theo dõi điều trị đúng phác đồ, can thiệp sớm đúng lúc giúp giảm nguy cơ đột tử do bệnh lý tim mạch.

Theo Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Đặng Vạn Phước Chủ tịch Hội tim mạch TP HCM; Chủ nhiệm khoa Y Đại học Quốc gia TP HCM; Phó chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Việt Nam; Cố vấn chuyên môn cao cấp bệnh viện  Đại học Y dược TP HCM, đáng lưu ý khi các ca tử vong tim mạch lại chủ yếu do không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dù chưa có thống kê đầy đủ, nhưng thực tế cho thấy bệnh tim mạch gia tăng hàng năm rất nhanh: Những năm 1980 có khoảng 10% bệnh nhân bị bệnh huyết áp, đến năm 2009 đã là 27%. 10 năm trước, mỗi năm Viện Tim Mạch Quốc gia  chỉ can thiệp khoảng 300 ca bệnh nhân bị bệnh động mạch vành, nhưng năm 2016 đã can thiệp khoảng 3.500 ca/ năm, cho thấy tốc độ gia tăng gấp hơn 10 lần chỉ trong 10 năm.

Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Khanh, Giám đốc bệnh viện Lê Văn Thịnh chia sẻ thêm: Hiện nay có nhiều trang thiết bị y tế, phương tiện chẩn đoán tầm soát về tim mạch như chụp mạnh vành bằng CT-Scaner hoặc máy MRI, điện tim gắng sức, xét nghiệm máu… ngoài ra còn có một số thiết bị cảnh báo giúp người bệnh không may mắc phải bệnh lý tim mạch tự kiểm tra tầm soát.

Vừa qua cũng tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh vừa được trang bị thêm máy hỗ trợ đánh giá yếu tố nguy cơ tim mạch thận cho người bệnh tim mạch do hãng dược phẩm Astra Zeneca tài trợ, tính năng hoạt động của máy dựa trên nền tảng thang điểm của ESC của hội tim mạch Châu Âu và đã được bảo trợ kiểm chứng về chuyên môn của Hội tim mạch Việt Nam.

Máy tầm soát được bố trí tại khu vực khoa khám bệnh để người bệnh bệnh dễ dàng tiếp cận sử dụng, cách vận hành cũng rất đơn giản tiện lợi, máy được trang bị hiện đại với màn hình cảm ứng giúp người bệnh dễ sử dụng, người bệnh chỉ cần điền đầy đủ thông tin theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Máy sẽ dựa vào thông tin người bệnh cung cấp sẽ đưa ra khuyến cáo để người bệnh được biết và bác sĩ sẽ dựa trên các thông tin do máy cung cấp kết hợp với lâm sàng, cận lâm sàng để quyết định đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.

Đây là một ứng dụng các khuyến cáo đánh giá yếu tố nguy cơ vào thực hành điều trị tư vấn hằng ngày đây cũng như một sổ tay theo dõi sức khoẻ của người bệnh và bác sĩ điều trị trên từng người bệnh nhằm đem lại lợi ít kiểm soát hiệu quả bệnh lý liên quan đến tim mạch cho người bệnh. Bảo vệ kiểm soát cho người bệnh tốt hơn trng thời điểm dịch Covid như hiện nay.

Khuyến cáo phòng bệnh hơn chữa bệnh

Bệnh tim mạch tuy nguy hiểm nhưng hoàn toàn có cách để phòng ngừa. Một số các biện pháp đơn giản bạn có thể thực hiện như: 

✓ Tập thể dục mỗi ngày 30 phút với các bài tập phù hợp theo sở thích và sức khỏe của bản thân.

✓ Thường xuyên đo huyết áp, nhớ chỉ số huyết áp của mình như nhớ tuổi. 

✓ Hạn chế ăn mặn.

✓ Ăn ít thực phẩm chứa acid béo no, tăng cường rau, củ, quả tươi.

✓ Hạn chế rượu bia.

✓ Không hút thuốc lá.

✓ Giảm cân đối với người bị béo phì.

✓ Thư giãn tinh thần, tránh làm việc quá căng thẳng, stress, có các hoạt động giải trí lành mạnh để tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.

✓ Đặc biệt: Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh.

Ngày nay đời sống của con người ngày càng phát triển. Tuy nhiên, cũng do đó mà phát sinh nhiều loại hình bệnh tật mới. Mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ mình và có những giải pháp giúp phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả. 

                                                                                    Tấn Tài-  Trần Châu 

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam