Vĩnh Phúc phấn đấu 100% huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong năm 2022

Thời sự, Chính trị | 19:35:00 22/01/2022

TNV - Tại cuộc gặp mặt báo chí chiều 21-1 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc - Lê Duy Thành cho biết, tỉnh Vĩnh Phúc đặt mục tiêu 100% huyện, thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong năm 2022.

Theo đó mục tiêu tổng quát tỉnh đặt ra là thực hiện bằng được “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế. Quyết tâm triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả với trọng tâm bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân, lấy nhân dân là trung tâm của thành quả phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, triển khai thực hiện nhất quán 3 trụ cột: Phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo an sinh xã hội; đảm bảo an ninh trật tự, môi trường. Trong đó tập trung vào an sinh xã hội, phát triển môi trường sống, môi trường học tập; nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần nhân dân; xây dựng con người Vĩnh Phúc bản lĩnh, phong cách, có kiến thức.

Quang cảnh buổi gặp mặt báo chí

Tăng trưởng cao thứ 9 toàn quốc

Năm 2021, tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức đặc biệt là các khó khăn do tác động của dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, nhờ bám sát chỉ đạo của Trung ương cũng như sáng tạo, linh hoạt trong công tác phòng, chống dịch, nên Vĩnh Phúc nổi lên là địa phương có nhiều “vùng xanh an toàn” và cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh; đây là nguyên nhân quyết định để tỉnh thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, giúp kinh tế tăng trưởng khá, các lĩnh vực văn hóa - xã hội được duy trì, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo – Chủ tịch tỉnh khẳng định.

Mô hình trồng dưa công nghệ cao của thanh niên Tạ Văn Hiệp, huyện Yên Lạc

Cụ thể: tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 87,09 nghìn tỷ đồng, tăng 8,02% so với năm 2020 (năm 2020 tăng 2,79%), là tỉnh có tăng trưởng cao thứ 9 toàn quốc. Trong đó: Ngành nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,81%, ngành công nghiệp ‑ xây dựng tăng 12,98% (riêng công nghiệp tăng 13,84%), các ngành dịch vụ tăng 2,96% so với năm 2020. Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) ước đạt 136,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6 ngàn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2020, đưa giá trị GRDP bình quân đầu người lên 114,2 triệu đồng/người (tăng 8,7 triệu đồng/người so với năm 2020).

Năm 2021 tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh là 32,882 ngàn tỷ đồng, đạt 107% dự toán, trong đó thu nội địa là 28,204 nghìn tỷ đồng, đạt 104% dự toán. Trong đó: thu từ khu vực FDI ước đạt 18,826 ngàn tỷ đồng, đạt 86% dự toán, khu vực ngoài quốc doanh tăng 16% so với dự toán (tăng cao nhất từ trước đến nay); thu từ tiền sử dụng đất ước cả năm đạt 4,376 ngàn tỷ đồng, đạt 438% dự toán... góp phần hoàn thành mục tiêu thu ngân sách năm 2021.

 Khởi công “siêu cảng” logistics thông minh đầu tiên ASEAN tại Vĩnh Phúc

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư ngày càng hiện đại, nhiều dự án lớn đã hoàn thành đưa vào sử dụng như: Bệnh viện Sản Nhi, Đường Vành đai 4 tỉnh Vĩnh Phúc, Trung tâm Y tế huyện Lập Thạch giai đoạn 1, Trung tâm Y tế thành phố Phúc Yên giai đoạn 1, Nhà kỹ thuật nghiệp vụ Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Một số dự án đang gấp rút hoàn thành như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Cầu Đầm Vạc,... Nhiều dự án lớn được khởi công mới như: Cầu Vĩnh Phú qua Sông Lô, Đường Trục Bắc Nam đô thị Vĩnh Phúc (đoạn QL2 tránh Vĩnh Yên đến đường Vành đai 4), đường song song đường sắt tuyến phía Bắc đoạn từ QL2C đến đường Hợp Thịnh ‑ Đạo Tú; Chuẩn bị khởi công một số dự án như: Cầu vượt đường sắt trên đường Nguyễn Tất Thành, Đường song song đường sắt, mở rộng trục trung tâm đô thị mới Mê Linh; Đường hạ tầng giao thông kết nối vùng thủ đô trên địa bàn tỉnh; Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh; Thư viện tỉnh, Cung triển lãm, Đường trục Bắc ‑ Nam đô thị Vĩnh Phúc,... góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc.

Động lực tăng trưởng cho tỉnh trong thời gian tới

Đồng thời, môi trường thu hút đầu tư tiếp tục được cải thiện.Nhiều dự án lớn đã thực hiện giải phóng mặt bằng để sớm khởi công như: dự án của Trung tâm logistics ICD Vĩnh Phúc (giải phóng được 80/83 ha); Khu đô thị mới Đồng Mong, huyện Bình Xuyên; Khu công nghiệp Bình Xuyên 1, KCN Sơn Lôi; dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung tại xã Xuân Hoà, huyện Lập Thạch... Tập trung chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc về các thủ  tục để đẩy nhanh tiến độ các Khu công nghiệp đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư, đầu tư hoàn thành cơ bản hạ tầng Khu công nghiệp Bá Thiện I, ...

 Danh thắng Tây Thiên đón Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt

Trong thu hút đầu tư của tỉnh cũng đạt được những kết quả rất tích cực, đã thu  hút trên 1,025 tỷ USD vốn FDI, tăng 51,29% so với cùng kỳ năm 2020; thu hút 21,8 nghìn tỷ đồng vốn DDI, tăng 143,07% so năm 2020.

Đặc biệt năm 2021, tỉnh đã thu hút được một số dự án lớn đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, hạ tầng KCN, CCN, đô thị, nông nghiệp,... như: 06 dự án KCN (Sông Lô I, Sông Lô II, Tam Dương I - KV2, Nam Bình Xuyên...); 3 Cụm Công nghiệp (Hợp Thịnh, Hoàng Lâu, Đình Chu); dự án đầu tư cải tạo trang trại, chuyển đổi vật nuôi từ lợn sang bò thịt, xây dựng cơ sở chăn nuôi giết mổ, chế biến, bảo quản và phân phối tại Tam Đảo (Liên danh công ty Vinamilk và công ty Sojit của Nhật Bản); dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina  vốn đầu tư 14.062 tỷ đồng, nhà máy công nghiệp King Duan Việt Nam 1.192 tỷ đồng.... đây là những dự án được xác định là động lực tăng trưởng cho tỉnh trong thời gian tới.

An sinh xã hội, phúc lợi xã hội được đảm bảo và đạt được những kết quả tích cực. Các chính sách về giải quyết việc làm, giảm nghèo, bảo trợ xã hội được ban hành với nhiều mức hỗ trợ cao hơn bình quân cả nước. Trên địa bàn tỉnh không còn nhà tạm, không có hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách, người có công. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm đến năm 2021 ước chỉ còn dưới 0,5%. An ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

 Biểu dương, khen thưởng học sinh đoạt Huy chương Bạc và Đồng trong Cuộc thi Olympic quốc tế năm 2021

Đây là những con số, thông tin được Chủ tịch Lê Duy Thành nêu ra để minh chứng cho những thành tựu của tỉnh Vĩnh Phúc đạt được trong năm 2021.

Chủ động đón đầu thời cơ mới mở ra sau đại dịch

Năm 2022, tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu một số chỉ tiêu chủ yếu sau: Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP-giá SS 2010 tăng 8,0 ‑ 9,0%; Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 31,9 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 27,3 nghìn tỷ đồng; Thu hút đạt 450 triệu USD vốn FDI và 10.500 tỷ đồng vốn DDI; Tỷ lệ hộ nghèo 3,0 - 3,5%, tỷ lệ hộ cận nghèo từ 4,0 - 4,5%; Giải quyết việc làm mới cho khoảng 16-17 nghìn lao động; Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt quy chuẩn môi trường khu vực đô thị đạt 96%, nông thôn đạt 76%; Tỷ lệ dân số đô thị loại IV được cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đạt trên 93%. Tỷ lệ hộ ở khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch đạt 64,9%...

Lãnh đạo tỉnh thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách

Để thực hiện các chỉ tiêu này, theo ông Lê Duy Thành tỉnh Vĩnh Phúc tập trung nguồn lực xây dựng và giải ngân đầu tư công gắn với các dự án, công trình hạ tầng trọng điểm, thiết yếu, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trong tỉnh như: Cầu vượt đường sắt trên đường Nguyễn Tất Thành, Cầu Vĩnh Phú, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Thư viện tỉnh, Trung tâm hội chợ triển lãm... Tiếp tục phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu cho người có thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp.

Mặt khác, kiên quyết tháo gỡ các điểm nghẽn, đặc biệt các điểm nghẽn về đất đai, môi trường đầu tư, đầu tư công. Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên bằng các giải pháp về hỗ trợ tín dụng, tài chính.

Hệ thống lọc thận nhân tạo hiện đại khuẩn bằng nhiệt theo công nghệ của Đức tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên

Chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện công tác xúc tiến đầu tư đón đầu thời cơ mới mở ra sau đại dịch. Tập trung thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao. Đẩy nhanh chương trình chuyển đổi số để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận và tham gia hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đổi mới quy trình và công nghệ sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, sớm ban hành cơ chế hỗ trợ để đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, khuyến khích nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ.

Dây chuyền lắp ráp ô tô Toyota Việt Nam tại TP. Phúc Yên

Đặc biệt, chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức các giải thể thao quốc gia và quốc tế tại tỉnh, nhất là các môn thể thao tại Seagames 31. Xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, có phương án đón khách du lịch khi dịch bệnh được kiểm soát và phát triển du lịch hướng đến an toàn với dịch bệnh, thân thiện với môi trường, kích cầu tiêu dùng nội địa./.

Phát biểu với báo chí, ông Nguyễn Văn Huyến (Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc) tự hào cho biết, năm 2021 ngành giáo dục của tỉnh gặt hái được nhiều thành công trong cả giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên một bước, đứng thứ 5 toàn quốc; chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa bao giờ có được thành quả cao như năm nay, trong 92 học sinh dự thi thì có 82 học sinh đoạt giải và Vĩnh Phúc lần đầu tiên có được 11 giải nhất quốc gia. Công tác khuyến học, khuyến tài chưa bao giờ được quan tâm và nở rộ như hiện nay; năm 2021, tỉnh đã phát động ủng hộ Quỹ Khuyến học được trên 50 tỷ đồng và hàng năm trích 3 tỷ đồng để bổ sung vào Quỹ khuyến học.

Được biết, năm 2021 tỉnh Vĩnh Phúc còn có 02 học sinh đoạt Huy chương Bạc Olympic môn Sinh học quốc tế và Huy chương Đồng Olympic môn Toán học quốc tế.

 Phạm Quỳnh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam