Dự án mô hình kinh tế tuần hoàn rác thải dựa vào cộng đồng ở quận Hoàn Kiếm – Thành phố Hà Nội

Thời sự, Xã hội | 10:17:00 21/05/2022

TNV - Đây là dự án doTrung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) thực hiện từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 6 năm 2022. 

Việt Nam cam kết chấm dứt ô nhiễm nhựa đại dương và cải thiện quản lý chất thải và gần đây Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch Hành động Quốc gia về Quản lý Chất thải Nhựa Đại dương đến năm 2030 (NAP), theo kế hoạch, đến năm 2025, Việt Nam sẽ giảm 50% lượng rác thải nhựa. Chỉ thị 33/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa được ký ngày 20/8/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Hợp tác công tư (PPC) về xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam cũng được thiết lập và tại Hà Nội, biên bản ghi nhớ đầu tiên đã được ký kết giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Công ty TNHH Dow Chemical Việt Nam (Dow Việt Nam), Tập đoàn SCG Việt Nam và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam. Bên cạnh đó, nội dung về Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đã được cụ thể hóa trong dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi đã hoàn thành, dự kiến có hiệu lực vào 01/7/2021.

Phân loại rác thải tại nguồn

Quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm của Thành phố Hà Nội, có 18 phường và dân số là 155.900 người. Mỗi ngày Quận phát sinh khoảng 230 tấn rác thải sinh hoạt, được URENCO Hoàn Kiếm thu gom, sau đó chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn. Năm 2019, quận Hoàn Kiếm đã phê duyệt kế hoạch chiến lược “Quản lý, phân loại rác thải, ngăn chặn rác thải nhựa và túi ni lông trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” với mục tiêu 100% rác thải sinh hoạt được phân loại. Dự án “Mô hình Kinh tế tuần hoàn rác thải dựa vào cộng đồng tại quận Hoàn Kiếm” (gọi tắt là Mô hình) sẽ góp phần đạt được mục tiêu này.

Cấu trúc của Mô hình trong dự án này bao gồm thực hành 3R dựa vào cộng đồng (rác thải nhựa có thể tái chế và rác nhựa giá trị thấp) sẽ được phân loại ở cấp hộ gia đình, được thu gom bởi công nhân của URENCO chi nhánh Hoàn Kiếm, tập kết/thu gom tại cơ sở thu mua phế liệu (depo), sau đó rác được vận chuyển đến công ty tái chế nhựa để sản xuất các sản phẩm tái chế (hạt nhựa, gạch

...). Trong mô hình này, các nhóm phụ nữ và lãnh đạo cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại rác tại cộng đồng thông qua việc thúc đẩy 3R, giúp tổ chức tập huấn và hướng dẫn tận nơi tại các khu dân cư, giúp theo dõi và ghi chép. Những người thu gom rác phi chính thức (còn gọi là đồng nát hoặc ve chai), công nhân URENCO, depo (cơ sở thu mua phế liệu) là những nhân tố chính của hệ thống thu gom, công ty tái chế nhựa sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển và xử lý rác nhựa giá trị thấp. 

Mô hình kinh tế tuần hoàn rác thải dựa vào cộng đồng ở quận Hoàn Kiếm 

Dự án sẽ xây dựng và tổ chức chương trình đào cho các nhóm nòng cốt (bao gồm Hội phụ nữ và lãnh đạo cộng đồng tổ dân phố), sao cho những học viên này sau khi học xong, họ có thể hướng dẫn, truyền thông và thúc đẩy các hộ gia đình thực hiện phân loại rác tái chế và rác thải nhựa giá trị thấp. Các khóa tập huấn cho công nhân thu gom Urenco cũng được thực hiện để nhóm này tham gia vào mô hình. Dự án cũng sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ gia đình, nhóm nòng cốt để thực hiện phân loại tại nguồn; hỗ trợ ve chai, công nhân URENCO, cơ sở thu mua phế liệu trong việc thu gom; hỗ trợ các công ty tái chế trong việc vận chuyển rác thải tới nhà máy tái chế và các nguồn lực cần thiết khác để thu gom rác nhựa giá trị thấp. Cơ chế phối hợp sẽ được xây dựng để đảm bảo việc thực hiện dự án hàng ngày ở các khu dân cư. Ngoài ra, một chiến dịch về phân loại rác sẽ được tổ chức với các trường học địa phương. Dữ liệu, chi phí, thông tin và bài học kinh nghiệm sẽ được ghi chép lại; đây và sẽ là đầu vào cho các cuộc thảo luận chính sách về phát triển kinh tế tuần hoàn, chương trình hợp tác công tư và trách nhiệm của các nhà sản xuất (các cuộc thảo luận/tòa đàm này sẽ được tổ chức bởi CECR, Vụ Pháp chế thuộc Bộ TNMT).

 Phân lọai rác thải nhựa

Mô hình sẽ được thực hiện tại 6 phường Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Trống, Cửa Đông và Phúc Tân. Khoảng 8.000 hộ gia đình sẽ tham gia phân loại rác tại nguồn, 20 người thu gom rác phi chính thức (ve chai) và 30 công nhân của URENCO sẽ tham gia thu gom rác có thể tái chế, rác thải nhựa có giá trị thấp và vận chuyển đến các cơ sở thu mua phế liệu, các công ty tái chế (Vinacolour, Vĩnh Thành và Deep C) sẽ thu mua và vận chuyển rác nhựa giá trị thấp để xử lý tái chế. Sẽ có một hệ thống giám sát để theo dõi tiến độ, điều chỉnh hoạt động, thu thập và quản lý dữ liệu.

Một Ban chỉ đạo bao gồm đại diện của Phòng Môi trường quận Hoàn Kiếm, Vụ Pháp chế của Bộ TNMT và CECR sẽ được thành lập và họp thường kỳ hai tháng một lần để xem xét tiến độ thực hiện dự án, xác định các cơ hội và giải quyết các vấn đề có thể phát sinh.

Dự án hy vọng có thể thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải, tập trung vào rác thải nhựa có giá trị thấp ở Việt Nam với mục tiêu cung cấp đầu vào và xác định các vấn đề ưu tiên để hỗ trợ thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải để mang lại kết quả: Mô hình thí điểm về kinh tế tuần hoàn dựa vào cộng đồng tập trung vào chất thải nhựa có giá trị thấp được xây dựng và triển khai tại Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Một số sản phẩm dự kiến: Bộ tài liệu truyền thông (IEC), bao gồm sổ tay tập huấn về phân loại rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình, sổ tay tập huấn cho ve chai, công nhân Urenco, tờ rơi. Một chương trình giáo dục cho các trường học sẽ được phát triển. Ít nhất 500 sách hướng dẫn đào tạo và 8.000 tờ rơi sẽ được in. 03 khóa đào tạo TOT sẽ được tổ chức cho các nhóm nòng cốt, công nhân URENCO, những người thu gom rác phi chính thức (ve chai); 78 buổi tập huấn tại các khu dân cư hướng tới 8.000 hộ gia đình sẽ được tổ chức; các nhóm phụ nữ và lãnh đạo cộng đồng tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn tận nơi.  Chiến dịch truyền thông về giảm thiểu và tái chế chất thải nhựa sẽ được tổ chức cho các trường học địa phương; Báo cáo về Mô hình kinh tế tuần hoàn dựa vào cộng đồng về phân loại và thu gom rác thải nhựa giá trị thấp sẽ được tổng hợp, phát triển và tài liệu hóa. Và cuối cùng là Hội thảo vận động chính sách sẽ được tổ chức với Vụ Pháp chế của Bộ TN&MT để phân tích các bài học kinh nghiệm và những tác động đối với việc phát triển chính sách đối với nền kinh tế tuần hoàn

Một số hoạt động chính:  

Nhóm dự án sẽ thực hiện giám sát và báo cáo đối với các hoạt động và điều phối hợp hoạt động:

(i) Các Mục tiêu Chỉ số; (ii) Báo cáo hàng quý; và (iii) Báo cáo cuối cùng. Các chỉ số mục tiêu là: Chỉ số 1: Số lượng chất thải nhựa được phân loại, thu gom và tái chế; Chỉ số 2: Số người được tập huấn nâng cao nhận thức, tham gia thực hành, tham gia các sự kiện và tham gia vào chương trình giáo dục nhà trường được nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn. Các chỉ số này sẽ được theo dõi và báo cáo về kết quả kỹ thuật bao gồm các khía cạnh xuyên suốt (về khía cạnh giới, người thu gom phi chính thức và sự tham gia của khu vực tư nhân).

Quá trình theo dõi: Phương pháp tiếp cận theo định hướng kết quả sẽ được sử dụng để giám sát quá trình phù hợp với các chỉ số đo lường tiến độ cần thiết để đạt được từng mục tiêu. Việc giám sát sẽ được thực hiện ba tháng một lần thông qua báo cáo của ban chỉ đạo các tổ dân phố/khu dân cư. Giám sát định kỳ sẽ bao gồm đánh giá kế hoạch làm việc và các bài học kinh nghiệm từ hoạt động và sẽ cho phép thực hiện bất kỳ điều chỉnh cần thiết nào trong kế hoạch hoạt động. Một cơ chế phản hồi sẽ được thiết lập với tất cả các bên liên quan để đảm bảo trách nhiệm giải trình và tính minh bạch.

Tập huấn cho các hộ gia đình phân loại rác thải tại nguồn

Học hỏi và chia sẻ: Thông tin sẽ được sử dụng để tạo cơ sở bằng chứng và thúc đẩy văn hóa học hỏi và chia sẻ với các tác nhân địa phương và các bên liên quan. Một bài học kinh nghiệm sẽ được sử dụng để quản lý thích ứng và cải thiện hiệu suất. Một số hội thảo chia sẻ sẽ được tổ chức để thúc đẩy kết quả của dự án.

Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Công ty TNHH Dow Chemical Việt Nam (Dow Việt Nam), Tập đoàn SCG Việt Nam và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam về việc thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) về xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam đã được ký kết vào tháng 02/2020. Đồng thời, Chỉ thị 33/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa được ký ngày 20/8/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa. Dự án này là dự án đầu tiên nghiên cứu các điều kiện và vấn đề của kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa trên thực tế. Kết quả của dự án sẽ cung cấp cho PPP hiểu biết sâu sắc về nhận thức, bối cảnh và mức độ sẵn sàng của hệ thống hiện tại để chuyển sang mô hình kinh tế tuần hoàn cũng như bộ dữ liệu về quản lý nhựa giá trị thấp và các thành phần chuỗi giá trị của nó. Cụ thể, những kết quả này có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc bao gồm tài chính, công nghệ và thị trường đầu ra sẽ hỗ trợ phát triển nền kinh tế tuần hoàn quản lý rác nhựa giá trị thấp.

Vụ Pháp chế của Bộ TNMT sẽ tham gia dự án ngay từ đầu để cố vấn, thực hiện theo đúng quy trình từ khía cạnh chính sách và thể chế. Do đó, kết quả của dự án sẽ phục vụ cho việc xây dựng chính sách cụ thể trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tái chế và thúc đẩy ngành tái chế hiện có tại Việt Nam.

Hải Hà

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam