Nhiều chủ trương giải quyết việc làm hiệu quả cho người lao động thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025

Việc làm | 09:25:00 26/11/2022

TNV – Vừa qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) ban hành Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH, ngày 06/9/2022 hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, đối với vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, miền núi và lao động nông thôn.

 

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo tới dân tộc thiểu số. Ảnh: chinhphu.vn

Đối với Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, gồm: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn; Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường, thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

Cụ thể, các đối tượng áp dụng tại Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH gồm: Người học; cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở giới thiệu việc làm; tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân tư vấn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đối với Dự án “Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn” trong dự án 4 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTG ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ xác định cụ thể các nội dung hỗ trợ về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng và cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; xây dựng, sửa đổi, bổ sung; thẩm định, ban hành quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp theo từng ngành, nghề và từng trình độ; xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho từng ngành, nghề theo trình độ, cấp độ đào tạo; xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho từng ngành, nghề theo trình độ, cấp độ đào tạo; xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề...

Đời sống của bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng nâng cao (Ảnh: HNV)

Đối với “Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi” trong dự án 5 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, xác định rõ các mô hình đào tạo nghề, tổ chức các lớp đào tạo trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo dưới 03 tháng cho người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và các thủ tục đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Chuẩn hóa kỹ năng lao động và gắn kết hiệu quả đào tạo và giải quyết việc làm; phát triển, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy nghề...

Đối với Dự án “Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường” trong nội dung thành phần 03 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 263/QĐ-TTG ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ, xác định đối tượng và nội dung hỗ trợ gồm người dân, cộng đồng dân cư, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn của cả nước; xây dựng, phát triển chương trình, giáo trình, tài liệu, tài nguyên học liệu; xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng; phát triển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy nghề; hỗ trợ sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định...

Tại Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH đã quy định rõ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện; sơ kết, tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất theo quy định.

Riêng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm căn cứ vào tình hình thực tế xây dựng, đề xuất kế hoạch 5 năm và hằng năm thực hiện các Tiểu dự án, nội dung thành phần quy định tại Điều 1 của Thông tư này với cơ quan chủ quản theo quy định; đồng thời, tổ chức, triển khai các nội dung, hoạt động theo hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo đúng mục tiêu của các chương trình mục tiêu quốc gia và chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả tổ chức thực hiện.

 Lê Thanh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

Liên kết hữu ích

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam