Thực hiện lời căn dặn của Bác: Vĩnh Phúc thí điểm xây dựng “Làng Văn hóa kiểu mẫu” là bước chuyển lớn để mọi người dân đều được hưởng thành quả từ sự phát triển

Du lịch, Du lịch đất việt | 10:01:00 22/02/2023

TNV - Sau 60 năm ngày Bác Hồ về thăm (03/02/1963 – 03/02/2023), tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện được mong muốn của Bác là: “Phải làm cho Vĩnh Phúc thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất miền Bắc nước ta” với GRDP và GDP bình quân đầu người lọt vào tốp 10 tỉnh thành cao nhất cả nước và thu ngân sách Nhà nước năm 2022 vượt mốc 40 ngàn tỷ đồng đứng thứ 5 toàn miền Bắc.  

Từ thành quả này, tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai thí điểm xây dựng mô hình “Làng văn hóa kiểu mẫu” – đây là hướng đi mới, bước chuyển lớn của tỉnh với quan điểm xuyên suốt để “Mọi người dân Vĩnh Phúc đều được hưởng thành quả từ sự phát triển” và nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa cũng như vận dụng những nội dung cốt lõi từ Hội nghị văn hóa toàn quốc (ngày 24/11/2021) vào thực tiễn của tỉnh Vĩnh Phúc.

Hội nghị triển khai thực hiện.

Làm sống dậy các giá trị văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống giữ làng, giữ nước

Hiện nay toàn tỉnh có 1.237 Nhà vãn hóa, Khu thể thao/1.237 thôn, tổ dân phố, đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ người dân tham gia tại nhà văn hóa thôn chiếm 60 - 80% dân số; tỷ lệ người dân tham gia sinh hoạt thường xuyên tại nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt 40% - 50% dân số. Nếu chỉ nhìn vào số liệu trên thì tỉnh Vĩnh Phúc hoàn toàn có thể bằng lòng với thành tích trên.

Đền Thính ở thôn Man Để, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc là di tích lịch sử cấp quốc gia nằm trong mô hình “Làng văn hóa kiểu mẫu” của thôn

Tuy nhiên với tầm nhìn sâu, tỉnh Vĩnh Phúc đã sớm nhận ra những hạn chế như: Khu thể thao được kết hợp là sân nhà văn hóa, thường có diện tích nhỏ và đổ bê tông hoặc thảm asphalt nên chủ yếu có thể chơi các môn như cầu lông, bóng hơi,... Thiếu bãi đỗ xe, khu vệ sinh cộng cộng phục vụ sự kiện đông người;Các công trình văn hóa, thể thao thường ít có tính liên kết với các công trình tâm linh ở làng, thôn (Đình, Chùa) do bố trí ở các vị trí xa nhau; Chưa có vườn hoa, khu cây xanh, đường dạo để người dân tập thế dục, đi bộ, thư giãn, ca múa nhạc dân vũ ngoài trời,....; Thiếu mô hình nhà văn hóa gắn với phát triển mô hình du lịch cộng đồng, sản phẩm thế mạnh tại địa phương…

Tóm lại các công trình như nhà văn hóa thôn, sân tập luyện thể thao đơn giản kể trên đều đảm bảo tiêu chí nông thôn mới, nhưng đối chiếu với quy định về xã nông thôn nâng cao, xã nông thôn kiêu mẫu thì cơ sớ vật chất văn hóa ở các địa phương hiện nay vẫn còn đơn điệu, chưa phát huy được công năng và đặc biệt, đời sống văn hóa tinh thần người dân ngày một nâng cao nên thiết chế văn hóa hiện nay không theo kịp sự phát triển chung của xã hội.

Do vậy, tỉnh Vĩnh Phúc xác định mục tiêu hình thành các thiết chế văn hóa – thểthao, sinh hoạt cộng đồng của làng nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần; thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ, làng nghề truyền thống, sản phẩm nông nghiệp qua đó cải thiện thu nhập của người dân; bảo tồn, phát huy, làm sống dậy các giá trị văn hóa tốt đẹp, nhất là truyền thống giữ làng, giữ nước; nâng cao năng lực của bộ máy hệ thống chính trị ở cơ sở trong tố chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là trong việc định hướng, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế thì việc xây dựng Đềán thí điểm mô hình “Làng Văn hóa kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Mỗi làng được hỗ trợ không quá 20 tỷ đồng

Theo đó, từ năm 2023, mỗi huyện, thành phố của tỉnh vĩnh Phúc triển khai thí điểm tối đa 3 mô hình (riêng huyện Vĩnh Tường lựa chọn 04 mô hình), không chọn 2 mô hình trên một xã được chọn thí điểm. Ưu tiên lựa chọn các làng có quỹ đất phù hợp để có thể tích hợp được tất cả các hạng mục đầu tư ở gần nhau và có lợi thếso sánh về tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, văn hóa, làng nghề, môi trường sinh thái.

Chiến khu Ngọc Thanh thuộc thôn Lập Đinh, xã Ngọc Thanh – nơi được chọn tham gia thí điểm xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” của TP Phúc Yên

Đề án nêu rõ, đối tượng thí điểm là các thôn, tổ dân phố (gọi tắt là Làng) thuộc các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnhcó hệ thống chính trị vững mạnh, có quỹ đất, có điều kiện tích hợp cả 3 hạng mục, đảm bảo diện tích tối thiểu Nhà văn hóa thôn và sân bãi: Tối thiểu 800m2; Khu thể dục thể thao: Tối thiêu 800m2; khu vườn dạo, cây xanh; tối thiêu 500m2.Thôn có lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, du lịch, làng nghề của địa phương.

Trong đó, Nhà văn hóa: Ngoài chức năng theo quy định, kết hợp trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề truyền thống, đồ lưu niệm..., của địa phương. Đầu tư xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp các Nhà văn hóa hiện có. Diện tích xây dựng đáp ứng yêu cầu phục vụ, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan.

Khu thể thao: Đầu tư xây dựng mới, gồm sân bóng đá mini, sân bóng chuyền, sân bóng rổ, sân cầu lông, khu thể dục thể thao ngoài trời khác, khu bãi đỗ xe.. .Trang thiết bị, dụng cụ thể thao được đầu tư đồng bộ với công trình.

Khu đường dạo, vườn hoa (lấy theo tiêu chuẩn vườn hoa công cộng ở đô thị)kết nối với khu tín ngưỡng, tôn giáo (hiện có): Đầu tư xây dựng mới. Phương án thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế tại vị trí dự kiến đầu tư xây dựng.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:Đầu tư đồng bộ, kết hợp linh hoạt, hợp lý các khu trưng bày, quáng bá, tập kết, mua sắmsản phẩm địa phương tiêu biểu; gắn kết với các thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của làng.

Tổ dân phố Vườn Sim, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên có làng nghề gốm là một trong 28 làng văn hóa được thí điểm triển khai

Theo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phúc, Đề án xác định 04 nhiệm vụ cần đạt được, bao gồm:

(1) Hình thành các thiết chế văn hóa - thể thao, sinh hoạt cộng đồng của làng như: Khu nhà văn hóa, khu thể dục thể thao (sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,..), vườn hoa, cây xanh, nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thể chất lành mạnh, phong phú. Mức hỗ trợ không quá 15 tỷ đồng/thiết chế từ nguồn ngân sách tỉnh. Ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã và nguồn xã hội hóa có thể huy động thêm tùy theo điều kiện. Khuyến khích sự tham gia đóng góp kinh phí, hiện vật, công lao động của người dân, cộng đồng xã hội.

(2) Hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, dịch vụ, thương mại, tạo ra các sản phẩm tốt, đặc trưng của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Mức hỗ trợ không quá 5 tỷ đồng/thôn, làng, tổ dân phố từ nguồn ngân sách tỉnh.

(3) Nâng cao năng lực của bộ máy hệ thống chính trị ở cơ sở trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là trong việc định hướng, hướng dẫn người dân phát triển kinh tế, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

(4) Định hướng không gian kiến trúc cảnh quan của “Làng văn hóa kiểu mẫu”, để phát huy giá trị văn hóa truyền thống, cải thiện môi trường cảnh quan “xanh, sạch, đẹp” trong các thôn, làng, tổ dân phổ.

28 làng văn hóa kiểu mẫu được thí điểm triển khai xây dựng trong toàn tỉnh

Mặt khác, lợi ích mang lại cho cộng đồng dân cư là: Được thụ hưởng thiết chế văn hóa, thể thao, sinh hoạt cộng đồng đáp ứng đa dạng các nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần. Được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để thực hiện các ý tưởng, mô hình phát triển kinh tế tập thể, hộ gia đình, cá nhân; góp phần nâng cao thu nhập, tạo cơ hội việc làm.Môi trường, cảnh quan thôn, làng, tổ dân phố ngày càng“xanh, sạch, đẹp”, trong lành, đáng sống. Được tiếp tục quan tâm đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng (giao thông, điện chiếu sáng, xử lý chất thải, nước thải,...) trong những năm tiếp theo – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khẳng định.

 Lễ hội chọi trâu thôn Hòa Bình, xã Hải Lựu, huyện Sông Lô. Đây là 1 trong 3 thôn của huyện thí điểm xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu

Để đảm bảo phù hợp với phân cấp đầu tư của tỉnh và hiệu quả dự án, trong giai đoạn đầu tư thí điểm, tỉnh Vĩnh Phúc giao UBND cấp huyện là cấp quyết định đầu tư dự án, các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cấp huyện làm chủ đầu tư.

Đề án cũng nhấn mạnh, về nguồn vốn bảo trì, vận hành thiết chế văn hóa - thể thao:Chủ yếu từ nguồn kinh phí do người dân đóng góp. Nghiên cứu cơ chế sử dụng ngân sách tỉnh hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ báo trì, vận hành, duy trì trong 02 năm đầu.Giao cho các làng, thôn, tổ dân phố quản lý và sử dụng trên cơ sở thành lập Ban chủ nhiệm hoạt động theo nguyên tắc kiêm nhiệm, tự quản, tự trang trải từ nguồn kinh phí xã hội hóa và hỗ trợ của ngân sách nhà nước (nếu có).

Ngay sau khi Đề án được phê duyệt 08 ngày, ngày 06/1/2023 Ban chỉ đạo Đề án đã tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung triển khai Đề án dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủyHoàng Thị Thúy Lan -Trưởng Ban chỉ đạo và các ông: Lê Duy thành – Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo; Nguyễn Trung Hải – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh và Vũ Việt Văn – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng là thành viên Ban chỉ đạo. Chiều ngày 10/2/2023, Sở Văn hóa Thể dục và Thể thao – Cơ quan đầu mối tổng hợp, tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án cũng đã tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Đề án đến các thôn, xã có mô hình thí điểm.

Được biết, có 28 làng văn hóa kiểu mẫu được thí điểm triển khai xây dựng trong toàn tỉnh. Việc phê duyệt nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, địa điểm, tổng mặt bằng xây dựng; cập nhật, điều chính các quy hoạch có liên quan (nếu cần), bổ sung kế hoạch sử dụng đất hoàn thành trong tháng 1 năm 2023. Việc triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, bổsung vào kế hoạch trung hạn và khởi công các hạng mục đủ điều kiện (ưu tiên các hạng mục do người dân đóng góp, thực hiện theo tổng mặt bằng được chấp thuận) hoàn tất trong Quý I, năm 2023./.

 Phạm Quỳnh

 TP Hồ Chí Minh

Thời tiết

 

 



 

 

   Liên kết hữu ích

 
-  
Vattuminhanh.vn cung cấp vật tư quảng cáo

 - Mialock Việt Nam